Tìm hiểu vai trò ngành công nghiệp dệt may

Vai trò ngành công nghiệp dệt may   

 Công nghiệp dệt may là ngành sản xuất các loại hàng may mặc nhằm mục đích thỏa mãn, đáp ứng các nhu cầu về may mặc và thời trang của con người. Với các sản phẩm đa dạng được thực hiện thông qua các hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại, đảm bảo về thẩm mỹ, chất lượng sản xuất.

     Ngoài ra, ngành công nghiệp dệt may còn là ngành “tiên phong” trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra thị trường nước ngoài. Thu về cho đất nước lượng ngoại tệ rất lớn. Nhiều năm qua, ngành dệt may đã cho thấy vị trị của mình trong việc ổn định mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu.

công nghiệp dệt may
công nghiệp dệt may tại Việt Nam chủ yếu là may CMT. Đó là gia công may và phụ liệu chỉ, thùng carton. Còn nguyên liệu hoàn toàn nhập khẩu. Gia công CMT chiếm tỷ lệ khoảng 20% giá trị sản phẩm.

Công nghiệp dệt may đối với nền kinh tế thế giới

     Vai trò của ngành công nghiệp dệt may đối với nền kinh tế thế giới: Gắn liền với gia đoạn phát triển ban đầu của nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa ở nhiều nước. Ngành công nghiệp dệt may phát triển tạo nhiều việc làm cho người lao động, giúp tăng lợi nhuận. Tạo tiền đề phát triển cho ngành công nghiệp khác, góp phần nâng cao mức sống và ổn định tình hình chính trị cho xã hội.

Các kiểu cổ jacquard
Bo cổ mẫu mới phù hợp với mọi loại thiết kế.
Được sản xuất trên dàn máy đẹt hiện đại và mới nhất.
Có thể thực hiện các thiết kế theo yêu cầu.

Công nghiệp dệt may đối với nền kinh tế Việt Nam

     Ngành công nghiệp dệt may có vai trò vô cùng to lớn đối với nền kinh tế của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Xuất khẩu các sản phẩm hàng dệt may đem đến nguồn thu ngoại tệ lớn để mua sắm các máy móc thiết bị phục vụ cho hiện đại hóa sản xuất, làm cơ sở cho kinh tế phát triển. Điều này thể hiện rõ trong lịch sử phát triển kinh tế đất nước. Hơn nữa, đây cũng là ngành xuất khẩu chủ lực, chiếm 12% – 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

     Nhờ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các chi phí sản xuất, vận chuyển và phân phối hàng hóa giảm đi, giúp năng suất lao động tăng lên, chúng ta có thể kì vọng ngành công nghiệp dệt may này sẽ có các bước tiến lớn hơn nữa trong tương lai.

Đối với khách hàng

     Đối với khách hàng, ngành công nghiệp dệt may cung cấp các mặt hàng đa dạng, đảm bảo chất lượng và an toàn đối với người tiêu dùng. Đây cũng là một trong các mục tiêu mà ngành công nghiệp dệt may hướng đến trong tương lai.

vải thun cotton
Công nghiệp dệt may Việt Nam. Với thời gian trước đây, Việt Nam ưu thế với giá gia công rẻ do chi phí thuê lao động rẻ. Trong vài năm gần đây, VIệt Nam bị cạnh tranh khốc liệt bởi Miến điện, Băng la des…. Nên Việt Nam đã mất ưu thế về giá.

Đối với các doanh nghiệp công nghiệp dệt may

     Đối với doanh nghiệp và nhà kinh doanh thì công nghiệp dệt may tạo ra nguồn lợi lớn. Với nhu cầu tiêu dùng ngành hàng dệt may ngày càng tăng thì các doanh nghiệp dệt may hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển và vươn xa hơn nữa trong tương lai.

     Các sản phẩm của ngành công nghiệp dệt may vô cùng đa dạng và phong phú, nó vừa có tính thời trang lại vừa có tính quốc tế, dân tộc. Công nghiệp dệt may phát triển góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng cao, các yêu cầu sản về sản phẩm hàng may lại càng chất lượng, phong phú hơn.

Giải pháp cơ bản đối với ngành Dệt May Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0

Công nghệ dệt may cao cấp
Máy cắt vải bằng laze. Chỉ có đầu tư chuyên sâu, nâng chất lượng của sản phẩm. Tối đa hóa tự động mới giúp giảm giá thành và nâng tính cạnh tranh trong khu vực. Việt Nam cần ưu tiên cho ngành lao động mang lại nguồn thu nhập lớn cho số đông lao động phổ thông.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời gian tới, nhiều chuyên gia cho rằng, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam cần có những định hướng phù hợp trong bối cảnh CMCN 4.0. Đồng thời, chuẩn bị nguồn lực (con người, vốn, công nghệ số, nền tảng công nghệ thông tin). Từng bước hiện đại hóa các khâu đã lựa chọn, phát triển công nghệ thân thiện môi trường. Ngành dệt may cũng cần thay đổi phương thức kinh doanh, đổi mới cách quản lý và chuyển dần sang xu hướng khai thác thị trường nội địa. Chú ý khai thác thị trường handmade, phát triển chuỗi cung ứng hoàn chỉnh (sợi – dệt – nhuộm – may). Ngoài ra, cần tập trung vào sản phẩm phức tạp, giá trị cao, tránh sản xuất các sản phẩm cơ bản và sản phẩm bằng vật liệu cũ kỹ.

Bán vải thun cotton cao cấp
Máy cắt vải tự động. Chỉ khi VIệt Nam đưa được chất lượng lên cao, thời gian đáp ứng đơn hàng nhanh. Chất lượng đơn hàng ổn định mới đủ sức giữ vị thế cạnh tranh trong giai đoạn sắp tới.

Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam cần có những bước chuẩn bị rất dài để thích ứng với cuộc CMCN 4.0. Nếu không sẽ nguy cơ xảy ra những rủi ro lớn, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu phát triển, các doanh nghiệp dệt may trong nước cần phải tập trung thực hiện một số giải pháp như sau:

Đầu tư phát triển khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp dệt may. Ở thời điểm hiện tại, công nghệ may đã được kết hợp chặt chẽ với công nghệ chế tạo máy. Tuy nhiên, trong tương lai, ngành may mặc rất có thể còn được ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống quản lý điện toán đám mây, công nghệ AI,… Nhằm tạo nên một hệ thống giá trị cho doanh nghiệp và người sử dụng. Do đó để phát triển, các doanh nghiệp công nghiệp dệt may cần phải đầu tư tiếp cận công nghệ dệt may hàng đầu của thế giới, nhằm giảm lượng lao động trên một sản phẩm. Đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và sản xuất. Nhằm giúp doanh nghiệp dệt tích lũy nguồn lực đầu tư công nghệ mới, theo xu hướng của CMCN 4.0.

Từng bước đầu tư ứng dụng thành tựu của CMCN 4.0 trong ngành công nghiệp dệt may. Cụ thể là, các doanh nghiệp cần đầu tư từng phần thiết bị sử dụng công nghệ số ở những khâu đơn giản. Khâu có tính lặp lại cao cho sản xuất các sản phẩm phức tạp, tính thời trang cao, như: áo jacket, veston, váy,… Song song với đó, cần đầu tư nền tảng công nghệ thông tin. Phần mềm để quản lý nhà máy, tiến tới xây dựng nhà máy thông minh. Các doanh nghiệp ngành sợi dệt nhuộm chưa hết khấu hao thiết bị cũ. Cần đầu tư các thiết bị thí nghiệm, thay thế dần các thiết bị số,…

Vải thun cao cấp
Máy cắt laze. Việt Nam cần ưu tiên đào tạo chuyên sâu cho các kỹ thuật điều khiển thiết bị chuyên sâu. Qua đó tăng sức cạnh tranh trên thị trường sản xuất giúp Việt Nam giữ được các khách hàng lớn. Từng bước đáp ứng nguyên vật liệu nhằm nâng giá trị đơn hàng, không còn lệ thuộc vào phân khúc CMT nhỏ bé nữa.

Song song với việc nâng cấp kiến thức và kỹ năng của nhân lực ngành may. Sợi dệt cần tổ chức đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng CMCN 4.0. Thông qua việc mở thêm các ngành đào tạo theo hướng liên ngành để tiếp cận CMCN 4.0. Đào tạo đội ngũ giảng viên công nghiệp dệt may về công nghệ 4.0, nhà máy thông minh,…

Để áp dụng thành công các thành tựu của cuộc CMCN 4.0 vào thực tiễn. Cần có các điều kiện cơ bản từ phía Nhà nước. Xây dựng thể chế, cơ chế chính sách, pháp luật phù hợp với một nền kinh tế số. Theo đó, Nhà nước cần xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ. Trong đó có hạ tầng công nghệ thông tin, nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng được yêu cầu làm việc. Chuẩn bị sẵn sàng cho việc ứng dụng cuộc CMCN 4.0.

Cung cấp vải thun cotton cao cấp

công nghiệp dệt may
Giới thiêu về sự phát triển của công ty

Cty Hưng vượng chuyên sản xuất và cung cấp các loại vải thun cao cấp trên thị trường.

Vải thun cty chúng tôi đạt độ bền màu, bền mồ hôi, bền ma sát theo tiêu chuẩn AATCC.

Mọi chi tiết xin liên hệ : 0984 619 453 để giải đáp.

Địa chỉ liên hệ 119/97 đường TTN 17, p Tân Thới Nhất, Q 12.

One thought on “Tìm hiểu vai trò ngành công nghiệp dệt may

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!