Vải thun lạnh là gì? Ưu điểm và ứng dụng của vải thun lạnh
Single Pe 4 chiều. 90% Aero cool + 10% spandex ceora.
Trọng lượng 160-190g/m2.
Khổ 165 cm (3,3-3,8m/kg).
Giá bán bình quân các màu 140,000 vnd/kg.
Hàng thấm hút mồ hôi tốt.
Bền màu nhạt cấp 4. Màu đậm cấp 3-4.
Vải thun lạnh là gì? Nó có đặc điểm gì khác với những loại vải may quần áo bình thường? Cách bảo quản thun lạnh hiệu quả nhất.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại vải co giãn, giúp người mặc cảm thấy thoải mái trong mọi hoạt động. Trong đó, vải thun lạnh là loại vải giá rẻ, dễ sử dụng và được rất nhiều người ưa chuộng.
Để hiểu rõ hơn về thành phần cầu tạo, ưu nhược và ứng dụng của vải thun lạnh, hãy cùng Vải Nghĩa tham khảo bài viết sau.
Vải thun lạnh
Vải thun lạnh (Cold spandex) là kiểu vải được dệt bằng phương pháp dệt thoi hoặc dệt kim. Được dệt tương tự vải thun trơn, sử dụng máy dệt tròn một dàn kim. Khi dệt kết hợp thêm một sợi spandex để tăng độ đàn hồi của sản phẩm. Đây là phương pháp dệt đơn giản và phổ biến nhất hiện nay.
Vải dệt kim có đặc điểm mềm, mịn, khá bóng, trơn, khi sờ có cảm giác se lạnh. Sợi tạo nên chất liệu thun lạnh là sợi PE hoặc Nylon.
III. Phân loại các loại vải thun lạnh hiện nay
Vải thun lạnh được chia thành hai loại chính là vải hai chiều và bốn chiều.
- Vải thun lạnh bốn chiều: được làm từ 90% sợi PE và 10% sợi Spandex, để tạo ra loại vải này cần phải có máy móc hiện đại như máy dệt kim tròn….
- Vải thun lạnh hai chiều: được cấu tạo như thun 4 chiều nhưng áp dụng phương pháp dệt trên máy dệt một dàn kim hoặc hai dàn kim. Vải 2 chiều chỉ có thể co giãn theo chiều ngang. Chất liệu này có giá thành rẻ do không phải sử dụng sợi spandex (sợi này khá mắc tiền) và quy trình nhuộm cũng đơn giản hơn.
IV. Thành phần cấu tạo nên vải thun lạnh
Vải thun lạnh 4 chiều có thành phần cấu tạo từ ba loại sợi khác nhau bao gồm: Polyester, Nylon, Spandex. Trong đó hàm lượng sợi PE hoặc Nylon sẽ cao hơn nhiều so với Spandex. Thông thường sẽ có tỷ lệ 90/10 (10 phần Spandex và 90 phần PE). Hiện nay một số xưởng sản xuất đã áp thêm sợi cotton vào loại vải này. Và áp dụng hoá chất hồ hoàn thiện (hồ lạnh) để tăng cảm giác mềm, mượt. Mục đích để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm. Vải có tên là Vải cotton lạnh sở hữu tất cả ưu điểm của thun lạnh nhưng có độ thấm hút ấn tượng hơn nhiều.
- Tính chất của sợi PE: được làm nhân tạo từ các loại khoáng sản, độ co giãn khá tốt, khả năng thấm hút không cao nhưng rất mượt.
- Đặc tính sợi Spandex: co giãn cao, mềm, và mượt cũng là loại sợi tổng hợp nhưng được sản xuất khác với các loại sợi nhân tạo khác.
II. Mặc áo thun lạnh có mát không
Vải thun nylon cho ta cảm giác khi mặc vào sẽ rất mát và thoải mái, tuy nhiên thực tế lại không.
Cụ thể là từ nguyên liệu nylon, khi sờ tay có cảm giác rất mềm và mát. Ở đây là do chất liệu sợi nylon đánh lừa cảm giác người tiêu dùng. Sợi nylon không có độ thấm hút cao nên khi mặc sẽ bị bám dính vào da gây cảm giác khó chịu. Không thoát mồ hôi nên rất nóng.
Với thành phần chủ yếu từ sợi PE, cảm giác mát lạnh chỉ mang lại khi bạn mặc áo ở những nơi có thời tiết mát. Vì vải có khả năng thấm hút mồ hôi kém, khi trời nóng mồ hôi sẽ bị giữ lại trên cơ thể, gây ra cảm giác nóng bức và ngột ngạt.
Vì lý do đó, chúng tôi đã nghiên cứu và đem về loại sợi mới, có tên là Poly aero cool. Sợi này là thế hệ mới nhất được kéo trong vài năm gần đây.
Khác với sợi polyester truyền thống, sợi Poly aero cool này có cấu tạo xơ hoàn toàn khác biệt. Sợi thế hệ cũ thường được kéo với xơ theo hình tam giác đều (ploy bóng) với kính thước xơ khoảng 01nanomet. Sợi Poly air-cool được kéo với tiết diện hoa khế. Chính cấu tạo này đã làm tăng tính chất hút nước của vải.
Như chúng ta biết, nhờ sức hút bề mặt của lực mao dẫn, những kẽ hoa khế này sẽ bắt và giữ những phân tử nước. Tạo độ hút mãnh liệt cho sản phẩm quần áo. Và theo nguyên lý nước cần thu nhiệt để bốc hơi. Khi những phần tử nước này bốc hơi, nước sẽ thu nhiệt ở các vị trí lân cận.
Giảm nhiệt độ da ngay vùng vải tiếp xúc
Làm hạ nhanh chóng nhiệt độ trong áo người mặc. Và vì thế, tên vải ra đời đúng như cách mà nó hoạt động.
Bạn có thể mua và cảm nhận ở một số thương hiệu quốc tế như Nike, Adidas. Hoặc một số thương hiệu uy tín ở trong nước như Aritino, Yody… đều sử dụng nguyên liệu này. Chất lượng tương đương hàng ngoại nhưng giá bán đến tay người tiêu dùng chỉ bằng 20% hàng ngoại.
Các bạn có thể trải nghiệm với chi phí trên một sản phẩm khá hợp lý. Từ 299,000-350,000 vnd/pcs, chúng ta có thể trải nghiệm sản phẩm tốt tương đương một chiếc áo Nike, Adidas với giá 2,300,000-4,700,000 vnd/pcs.
Do đó, áo được may từ chất liệu này thường mỏng, nhẹ nhằm giảm đi những nhược điểm vốn có. Chúng thường được ứng dụng để may đồng phục. Vải thun lạnh thể thao, nơi có môi trường làm việc mát mẻ, hoặc áo oversize, áo ba lỗ, váy chống nắng, áo khoác.
V. Ưu & nhược điểm của vải thun lạnh
1. Ưu điểm
- Vải mềm, trơn, mỏng, khi sờ có cảm giác mát lạnh.
- Chống bám cao.
- Dễ giặt và vệ sinh.
- Độ bền cao, không bị ăn mòn bởi các chất hóa học hoặc vi khuẩn gây hại.
- Giá bán thun lạnh 4 chiều rẻ hơn nhiều so với các loại vải khác như: Kaki, Cotton, Kate,…
- Màu sắc đa dạng.
- Không bị xù lông khi sử dụng.
2. Nhược điểm
- Khi sử dụng sẽ cần loại vải có khả năng chống UVF tốt.
- Rất dễ bị hư hại trong môi trường nhiệt độ cao.
VI. Cách phân biệt vải thun lạnh và thun Cotton
Để phân biệt được loại vải này chúng ta tiến hành theo 5 cách sau:
- Cách 1: sử dụng giác quan: dùng tay sờ vải sẽ có cảm giác lạnh, hơi mềm và mượt, đặc biệt có độ sáng nhẹ.
- Cách 2: tận dụng ánh sáng mặt trời: bạn có thể sử dụng ánh sáng mặt trời để kiểm tra. Nếu vải sáng đều và không bị nổi cộm thì đó là thun lạnh.
- Cách 3: áp dụng phương pháp cơ học: dùng tay kéo vải theo hướng 4 chiều. Nếu là vải 2 chiều thì sẽ co lại tại vị trí ban đầu theo chiều ngang, còn là vải 4 chiều thì nó sẽ trở về vị trí ban đầu.
- Cách 4: dựa vào màu sắc của vải: chỉ cần kiểm tra sự đều màu của tấm vải là sẽ nhận dạng được ngay.
VII. Cách bảo quản thun lạnh hiệu quả nhất
Dưới đây là những cách bảo quản vải thun lạnh tối ưu nhất:
- Không nên giặt máy quá lâu.
- Hạn chế để quần áo ở những nơi ẩm ướt.
- Không được ủi ở nhiệt độ cao vì sẽ làm các sợi tổng hợp teo tại.
- Cần hạn chế sấy khô quần áo.
- Khi giặt nên pha loãng nước và bột giặt.
- Sau khi giặt nên phơi ở nơi thoáng mát hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Vì ở nhiệt độ cao và ánh nắng trực tiếp sẽ làm hỏng sợi spandex dệt kèm.
VIII. Một số ứng dụng phổ biến của vải thun lạnh
Ngày nay, vải thun lạnh được sử dụng khá phổ biến, cả nam, nữ và em bé đều có thể sử dụng chất liệu này.
Vải thun lạnh có thể may nhiều loại trang phục khác nhau. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng của người dùng trong quá trình sử dụng.
Cụ thể:
- Vải thun lạnh được dùng để may đầm, váy, đồ ngủ, đồ bộ, đồ bơi, thể thao…với nhiều kiểu dáng mới lạ, độc đáo cho người dùng. Ưu điểm là bề mặt trơn, láng, mịn nên được lòng của nhiều chị em khi mặc.
- Đối với nam giới, thun lạnh thường được dùng để may đồ thể thao. Bởi với ưu điểm thoát hơi tốt, giúp người mặc cảm thấy thoải mái, dễ chịu, độ bền cao và không bị gò bó khi chơi.
- Được dùng để may quần áo cho trẻ em, các sản phẩm nổi bật như áo ba lỗ, đồ bộ, quần áo rộng…
IX. Mua vải thun lạnh ở đâu
Vải Nghĩa là thương hiệu thuộc Công ty TNHH PT TM Hưng Vượng.
Đây là đơn vị chuyên sản xuất kinh doanh các loại vải thun tốt nhất thị trường Việt nam.
Đáp ứng đầy đủ nhu cầu thị trường. Ưu điểm của Vải Nghĩa là quy mô sản xuất lớn và là nhà cung cấp vải thun cho các xưởng, doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc.
Với hệ thống nhà xưởng sản xuất rộng, được đầu tư dây chuyền công nghệ và máy móc hiện đại. Sản phẩm thương hiệu Vải Nghĩa được các đối tác đánh giá đạt chuẩn tiêu chuẩn chất lượng.
Nếu có nhu cầu mua vải thun lạnh của Vải Nghĩa. Quý khách hàng có thể liên hệ đến hotline 0903.888.514 hoặc qua website vainghia.vn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đến trực tiếp đơn vị theo địa chỉ 119/97, đường TTN17, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.