Vải Satin-Ưu điểm & nhược điểm của vải satin. Cách sử dụng-vainghia.vn-O984 6I9453

Vải satin là gì

Trang phục vải satin nổi bật với nhiều ưu điểm: bề mặt mềm mịn, khả năng điều hòa thân nhiệt tốt, màu sắc đa dạng,… ứng dụng nhiều trong đời sống.

Vải Satin là loại vải có nguồn gốc khá lâu đời và có tính thẩm mỹ cao, được ứng dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là sử dụng trong sản xuất chăn ga và nội thất. Vậy vải satin là gì? Loai vải này mang những ưu điểm gì nổi bật? Cùng Vải Nghĩa theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về loại vải này.

Vải Satin
Satin

I. Tìm hiểu chung về vải satin

1. Vải satin là gì?

Vải satin còn có tên gọi khác là vải sa tanh, mang nhiều ưu điểm của vải lụa. Vải satin được sản xuất dưới kỹ thuật dệt cấu trúc vân đoạn, đan kết các sợi ngang và dọc, giúp vải trở nên chặt chẽ.

Vân đoạn là kiểu dệt nống hai. Tức là sợi dọc lên hai nống lại xuống một nống, giống xếp gạch theo chiều dọc. Các sợi lên theo chiều bậc thang từ trái qua phải. Tạo độ bóng cho mặt vải và cấu trúc ổn định cho mặt hàng.

Từ khi mới xuất hiện, satin đơn thuần chỉ được làm từ sợi tơ tằm. Ngày nay, người ta đã kết hợp thêm các loại sợi tổng hợp như polyester, sợi Visco,… vào sản xuất loại vải này. Đặc điểm của vải là có bề mặt mềm, mịn, màu óng tự nhiên và khó bám bụi. Đây được xem là vải có chất lượng cao trên thị trường hiện nay.

2. Nguồn gốc của vải satin

Satin có nguồn gốc từ “Zaitun”, đây là tên Ả Rập của cảng Tuyền Châu (Trung Quốc). Loại vải này đã xuất hiện từ thời trung cổ.

Khoảng 200 năm trước, khi việc trồng dâu nuôi tằm bắt đầu trở nên phổ biến. Những người thợ dệt đã sử dụng tơ tằm để tạo ra vải satin. Thời đó, loại vải này chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu.

Satin xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc, sau đó một thời gian dài loại vải này mới được nhiều người sử dụng và trở nên phổ biến tại nhiều nước lân cận.

Tại châu Âu, vải satin xuất hiện lần đầu tại Italia vào thế kỷ 12. Đi theo “con đường tơ lụa” nổi tiếng. Đến tận thế kỷ 14, loại vải này mới được sử dụng rộng rãi khắp châu Âu nhưng cũng chỉ dành riêng cho nhà thờ và tầng lớp thượng lưu.

II. Phân loại vải satin

1. Lụa satin

Lụa Satin
lụa Satin

Lụa satin được dệt từ sợi tơ tằm thượng hạng, có độ óng tự nhiên do tơ được con tằm kéo ra có thiết diện hình tam giác, sợi tơ dài nên không có vết gút đầu sợi trên mặt vải, làm vải mềm và bề mặt mềm mịn. Loại vải này có khi mặc tạo cảm giác thoáng mát, nhẹ và đặc biệt không gây ra hiện tượng tích điện vào mùa đông.

Vì có giá thành khá cao nên vải satin thường chỉ được dùng để may những trang phục cao cấp.

2. Cotton satin

Vải thun cao cấp, vải cotton satin
Vải cotton Satin

Không giống với vải lụa làm bằng tơ tằm thông thường, vải cotton satin được dệt bằng sợi cotton. Nhờ vậy mà loại vải này sẽ có độ bền và độ cứng cao hơn.

Vải cotton satin có bề mặt láng bóng, mềm mịn và không bị nhăn khi vò như vải cotton.

3. Chiffon satin

Vải Satin Chiffon
Chiffon satin

Vải chiffon satin được sản xuất từ nhiều sợi tổng hợp khác nhau như nylon, polyester… Loại vải này khá mỏng, nhẹ, không nhăn và đặc biệt là không co giãn. Vải chiffon satin có thể nhìn xuyên thấu nên thường được ứng dụng nhiều trong may nội y. Ngoài ra, loại vải này còn được sử dụng để may áo dài và nhiều kiểu váy, đầm khác nhau.

4. Các loại vải satin khác

  • Satin antique: Vải Satin antique được sản xuất dưới công nghệ dệt thoi. Đặc điểm của loại vải này là cầm khá nặng tay, bề mặt bóng nhẹ. Vải Satin antique thường được sử dụng để may rèm cửa.
  • Satin baronet: Loại vải này thường được sử dụng để may chăn, ga, vỏ gối hoặc dùng trong trang trí bởi có màu sắc tươi sáng, đa dạng.
  • Satin duchess: Đây là loại vải được sử dụng phổ biến trong may áo cưới. Vải có bề mặt bóng nhẹ, trọng lượng khá nặng và giữ form tốt.
  • Satin messaline: Loại vải này nổi bật với bề mặt mềm mại của lụa tơ tằm, chất vải sáng và có độ bóng cao. Loại vải này thường được ứng dụng phổ biến để may những trang phục có giá thành cao.
  • Satin polyester: Nhờ sử dụng kiểu dệt truyền thống của satin, những sản phẩm được sản xuất từ chất liệu này có độ bền, chống nhăn cao và khả năng cách nhiệt tốt. Vì thế mà loại vải này thường được sử dụng để may áo Blazer hay áo choàng.

III. Ưu nhược điểm vải satin

Đầm nữ satin
Đầm nữ satin

1. Ưu điểm của vải satin

  • Bề mặt vải óng ánh, mềm mịn không gây ngứa hay khó chịu trên da.
  • Vải có trọng lượng nhẹ và đặc biệt có khả năng điều hòa thân nhiệt tốt.
  • Vải satin thích hợp sử dụng trong cả mùa hè và mùa đông bởi khả năng thấm hút mồ hôi và giữ ấm cơ thể tốt.
  • Ngoài ra, satin còn có màu sắc đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng ở độ tuổi khác nhau.

2. Nhược điểm của vải satin

  • Do có bề mặt trơn nên sẽ gây khó khăn trong việc gia công sản phẩm.
  • Khó giữ nếp và dễ xước khi tiếp xúc với những vật sắc nhọn.
  • Satin khó bảo quản hơn những loại vải khác, trong đó satin tơ tằm yêu cầu bắt buộc phải giặt khô.
  • Khi sử dụng satin, bạn nên tránh xa những nơi có khả năng phát nguồn lửa do loại vải này khá bắt lửa, và có thể cháy ngún rất lâu và mạnh.
  • Giá thành cao, trong đó cao nhất là vải satin lụa.

IV. Ứng dụng của vải satin

Vải thun cao cấp
Đầm nữ satin 2 dây

1. Trong may mặc.

  • Váy cưới: Khi bắt đầu sử dụng các sợi tơ nhân tạo như polyester, acetate, visco vào để sản xuất satin, giá thành của loại vải này đã được hạ xuống thấp hơn. Từ đó mà vải satin cũng trở nên phổ biến hơn trong tầng lớp trung lưu và bình dân. Tuy nhiên, đến cuối năm 1800, satin mới bắt đầu được sử dụng để sản xuất váy cưới.
  • Đồ lót: Nhờ khả năng đem lại sự mềm mại gợi cảm cho người mặc mà vải satin được ứng dụng nhiều trong sản xuất đồ lót như áo lót, áo nịt ngực hay quần lót. Tuy nhiên, vào những năm 1800-1900 loại đồ lót này thường chỉ dành cho những người ở tầng lớp thượng lưu. Ngày nay, khi các chất liệu mới như polyester, nylon, rayon ra đời, phụ nữ ở mọi tầng lớp cũng đều đã có khả năng dùng đồ lót vải satin.
  • Trang phục quần áo: Vải satin được ứng dụng phổ biến trong may trang phục mang tính trang trọng như đầm dạ hội, đầm khiêu vũ. Bên cạnh đó, vải satin còn được sử dụng để làm các phụ kiện như dây cột tóc, khăn, vải bọc mũ nón,…

2. Trong sản xuất chăn ga gối.

Vải thun cao cấp
Gối sa tanh

Đây là một trong những ứng dụng quan trọng của satin nhờ có độ bền cao, khó bám bụi và sở hữu vẻ ngoài óng ánh.

3. Trong ngành nội thất

Trong ngành nội thất, satin thường được sử dụng để sản xuất những vật dụng cần thiết như thảm trải bàn, vỏ bọc đèn, vỏ bọc sofa, rèm cửa,…

V. Bảo quản chất liệu vải Satin đúng cách

  • Trước khi giặt sản phẩm làm từ satin, nên ngâm khoảng 2 tiếng với nước muối loãng. Việc này sẽ giúp sản phẩm giữ được màu lâu hơn đồng thời giúp tẩy rửa bụi bẩn hiệu quả.
  • Hạn chế sử dụng máy giặt và chất tẩy mạnh khi giặt sản phẩm bằng loại vải này, nên phân loại riêng trước khi giặt.
  • Không nên phơi satin trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, do vải không chịu được nhiệt độ cao, đồng thời, nên chỉnh nhiệt độ máy sấy hay bàn ủi để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng vải.

VI. Giá vải satin hiện nay

Satin thường có nhiều mức giá khác nhau, giá thành sẽ phụ thuộc vào loại vải, nguồn gốc và đơn vị cung cấp vải. Dưới đây là một số mức giá tham khảo trên thị trường hiện nay:

  • Vải lụa được dệt từ những sợi tơ tằm thượng hạng nên sẽ có giá thành cao hơn so với mức giá thông thường và trung bình dao động trong khoảng 350.000 – 450.000đ/khổ/1,5m.
  • Vải cotton satin có mức giá dao động từ 130.000 – 150.000đ/khổ.
  • Vải chiffon satin có mức giá cụ thể là 130.000đ/khổ 1,5m.

VII. Địa chỉ cung cấp vải satin uy tín

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều nơi cung cấp, kinh doanh satin. Bởi vậy mà để tìm được địa chỉ cung cấp satin chất lượng là một việc khó khăn.

Vải Nghĩa là một trong những thương hiệu đang được ưa chuộng trong sản xuất và kinh doanh vải thun chất lượng cao thời điểm hiện tại.

Thương hiệu thuộc Công ty TNHH PT TM Hưng Vượng, là công ty hàng đầu về cung cấp vải thun chất lượng cao, mẫu mã đa dạng.

Vải thun chất lượng cao đáp ứng nhiều tiêu chí như độ bền màu cao, kháng khuẩn, khử mùi, kháng tia UVF lên đến 40+….

Bên cạnh đó, Vải Nghĩa còn được nhiều người yêu mến bởi sản phẩm có giá cả hợp lý cùng dịch vụ tư vấn khách hàng chu đáo bởi đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm.

Vải Nghĩa trực tiếp qua Hotline: 0903.888.514 hoặc ghé website VaiNghia.vn.

One thought on “Vải Satin-Ưu điểm & nhược điểm của vải satin. Cách sử dụng-vainghia.vn-O984 6I9453

  1. zoritoler imol says:

    Good – I should certainly pronounce, impressed with your site. I had no trouble navigating through all the tabs and related info ended up being truly simple to do to access. I recently found what I hoped for before you know it at all. Quite unusual. Is likely to appreciate it for those who add forums or something, site theme . a tones way for your customer to communicate. Excellent task.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!