Lụa tơ tằm- cách phân biệt các loại vải lụa hiện nay- vainghia- O9846I9453

Vải lụa tơ tằm là gì? Phân biệt các loại vải lụa hiện nay

Vải lụa tơ tằm là gì? Vì sao nhiều người lại yêu thích những sản phẩm vải lụa cao cấp với họa tiết, hoa văn độc đáo? Cách nhận biết vải lụa tơ tằm thật.

Vải lụa hay còn gọi là vải tơ tằm là chất liệu cao cấp, thượng hạng, được coi là loại vải xa xỉ dành cho tầng lớp quý tộc, vua chúa thời xưa. Tuy nhiên, lụa tơ tằm cũng đang dần trở nên phổ biến hơn và được sử dụng rộng rãi trong ngành may mặc, thời trang hiện nay. Cùng Vải Nghĩa tìm hiểu về loại vải này trong bài viết dưới đây.

Lụa tơ tằm
Lụa tơ tằm

1. Lụa tơ tằm cao cấp là gì

Lụa tơ tằm là loại vải mỏng, mịn được dệt từ tơ tằm, được xem là sự đúc kết bền bỉ từ quá trình nhả kén của những con tằm ăn lá dâu. Trong đó, hợp chất Fibroin chiếm đến 75% thành phần của tơ. Trong tự nhiên, đây là loại tơ mảnh nhất, có độ bóng cao với tiết diện ngang gần giống như hình tam giác.

Thông thường, tơ tằm có màu trắng hoặc màu Vani, tuy nhiên, cũng có những con tằm sống ở môi trường tự nhiên nhả tơ có màu xanh, nâu hoặc màu vàng cam. Ngoài ra, tơ tằm còn là loại tơ có độ bền cao, chỉ giảm 20% đồ bền khi bị ướt, vượt trội hơn so với các loại tơ khác.

Mặt khác, loại lụa này được sản xuất hạn chế hơn so với các loại vải lụa khác trên thị trường do tơ tằm khá hiếm, quy trình sản xuất lại kỳ công, vất vả mà sản lượng cho ra cũng không được nhiều.

2. Nguồn gốc ra đời của các loại vải lụa

Vải lụa tơ tằm là loại vải lâu đời, đã xuất hiện từ rất lâu trước đây tại Trung Quốc, nhưng kén người tiêu dùng vì số lượng có hạn mà giá thành lại cao. Về sau, khi thị trường Trung Quốc mở rộng do mất dần những bí kíp nghề nghiệp. Vải được sản xuất nhiều nơi trên thế giới, giá thành cũng được điều chỉnh hợp lý hơn.

Vải lụa tơ tằm du nhập vào Việt Nam dưới thời vua Hùng Vương thứ 6. Do người Trung Hoa sang Việt Nam sinh sống, định cư, mang theo nghề gia truyền của dân tộc. Trải qua một thời gian dài phát triển, nghề dệt tơ truyền thống trở nên phổ biến và có giá trị hơn. Vải lụa cũng từ đó mà được nhiều người ưa chuộng và lựa chọn sử dụng.

Lụa tơ tằm dệt hoa chìm
Lụa tơ tằm dệt hoa chìm

3. Ưu, nhược điểm của vải lụa tơ tằm

3.1. Ưu điểm của vải lụa tơ tằm

  • Độ bền cao nhất so với các loại vải tơ khác.
  • Mỏng, mềm và nhẹ.
  • Độ đàn hồi tương đối và thoáng mát.
  • Những trang phục làm từ vải lụa tơ tằm làm mang đến sự sang trọng, quý phái cho người mặc.

3.2. Nhược điểm của vải lụa tơ tằm

  • Dễ bị nhàu, nhăn và khó làm phẳng được.
  • Dễ bị dính vào da khi mặc trong thời tiết lạnh.
  • Giá thành cao hơn so với các loại vải thông thường.

4. Đặc tính nổi bật của vải lụa tơ tằm

Vải lụa được xem là loại vải có nguồn gốc thiên nhiên bền bỉ nhất hiện nay, có cấu trúc gần giống với hình tam giác. Tuy vậy, vì vải được cấu tạo từ sợi tự nhiên nên độ co giãn chỉ đạt mức tầm trung.

Khi quan sát, bạn sẽ thấy sự phản chiếu óng ánh trên vải khi có ánh sáng chiếu vào. Ngoài ra, vải lụa được đánh giá là có khả năng giữ nước khá tốt nên sẽ cho ta cảm giác vải hay bám vào da khi mặc.

Tuy nhiên, vải lụa vẫn được xem là loại vải giúp giữ ấm hiệu quả khi thời tiết trở lạnh, đặc biệt là vào những ngày mùa đông. Bên cạnh đó, không nên phơi vải lụa dưới ánh nắng trực tiếp, đồng thời, cũng cần phải vệ sinh thường xuyên vải để tránh sâu bọ.

Vải được hình thành từ tơ tự nhiên của con tằm, nên hoàn toàn không kích ứng da người sử dụng. Ngoài ra, do sợi tơ dài, bóng và đàn hồi, nên các đầu mối nối xơ là ít. Tạo nên bề mặt sáng bóng kỳ diệu cho mặt vải.

5. Phân loại vải lụa tơ tằm phổ biến hiện nay

5.1. Lụa Twill.

Vải lụa tơ tằm dệt nống chéo vân đoạn
Lụa dệt nống chéo vân đoạn

Twill là sản phẩm vải được thiết kế dạng sợi chéo, bền chắc, có hai bề mặt không giống nhau. Loại vải này được dệt từ sợi tơ tằm với cấu trúc vải chéo mang lại cho vải cảm giác chắc chắn, dày dặn và độ rũ cao hơn các loại lụa khác nhưng vẫn đảm bảo sự mềm mại, thoáng mát.

Lụa Twill có độ bóng vừa, không cao như vải satin nên phù hợp với nhiều lứa tuổi khác nhau. Vải thích hợp cho những sản phẩm thời trang như quần tây, váy hoặc đầm công sở…Ngoài ra, loại lụa này còn tạo cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái khi mặc, không gây khó chịu hay kích thích da.

5.2. Lụa Satin.

Lụa dệt vân điểm
Lụa dệt vân điểm

Lụa satin là loại vải dệt được ứng dụng kỹ thuật dệt vân đoạn, tạo sự đan kết giữa sợi ngang và sợi dọc (satin weave). Trong kiểu dệt này, sợi ngang được đặt xuống dưới sợi dọc sau đó đè lên trên ít nhất hai sợi dọc và cứ tiếp tục như vậy để dệt thành một tấm vải hoàn chỉnh. Qua kỹ thuật dệt này, vải có bề mặt láng bóng ở mặt trên và thô mờ ở mặt dưới. Tùy theo loại tơ sử dụng mà sợi vải có thể nặng nhẹ, thô, mờ hay lán bóng, mềm mại ở nhiều mức độ khác nhau.

Bên cạnh đó, với sắc màu đặc biệt cùng với tính năng mềm mại, không gây kích ứng da nên Satin cũng được sử dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất để làm drap trải giường, vỏ bọc gối, chăn mền hay lớp nệm ghế salon, rèm cửa sang trọng.

Loại vải này đã một thời là huyền thoại cho chị em phụ nữ Việt Nam với áo cánh và quần lụa đen truyền thống. Hoặc cao sang hơn có loại lụa hoa táo với thiết kế hoa chìm nổi bật. Loại lụa này lần đầu được công nghiệp hoá tại Việt Nam bởi cty dệt lụa Nam Định do người Ấn Độ tài trợ.

5.3. Lụa hai da- Twist Silk.

Lụa tơ tằm dệt Jackquard
Dệt Jacquard

Twist Silk được tạo ra với tỷ lệ 50% silk và 50% Visco có ánh sắc đẹp, nhờ đó mà khi ánh sáng chiếu vào, những sợi tơ sẽ ánh lên hai màu sắc pha trộn hài hòa với nhau. Đây là quy trình nhuộm chỉ trước khi dệt.  Với công nghệ dệt hiện đại, lụa hai da có sự mềm mại và độ bóng cao, vừa dễ ủi, ít bị nhăn và độ bền cũng rất tốt.

Tùy theo nhu cầu bạn có thể chọn màu vải phù hợp để may những kiểu áo thời trang trẻ trung, năng động, hoặc may trang phục áo dài, áo cánh, áo bà ba hoặc đồ ngủ, áo khoác…

 

Ưu điểm của lụa Twist Silk là không gây kích thích da, không dính vào người khi trời lạnh. Vải có đặc tính nhẹ nhàng, mát vào mùa hạ và ấm vào mùa đông nên được nhiều người yêu thích và lựa chọn sử dụng chất liệu vải này với nhiều mục đích khác nhau. Lưu ý, lụa hai da có thể ra màu nhẹ nên cần tránh giặt chung với những quần áo khác màu và tốt nhất là nên giặt tay với xà phòng tắm.

5.4. Lụa gấm Jacquard.

Dệt Jackquard
Dệt Jacquard

Jacquard là công nghệ chuyên dệt các hoa tiết và họa văn chìm lên mặt vải nên loại lụa gấm. Jacquard thường sang trọng và đắt tiền hơn vải in hoa. Cái tên Jacquard được đặt theo tên của nhà sáng chế loại máy dệt vải họa tiết chìm này là Joseph Marie Jacquard. Vì thế, vải dệt hoa Jacquard được xem là tên gọi chung, tùy theo chất liệu sợi tơ dệt mà được phân chia ra thêm nhiều loại nữa. Chẳng hạn như là  Jacquard CVC, Jacquard Cotton hay Jacquard polyester…

Đặc điểm của vải Jacquard là có bề mặt láng, bóng cùng nhiều mẫu hoa văn phong phú giúp cho người dùng dễ lựa chọn. Loại lụa này được dệt từ 100% sợi tơ tằm thiên nhiên nên có tính mềm mại và óng ả. Bên cạnh đó, màu sắc tươi trẻ, óng ánh đặc trưng của sợi tơ tằm cùng các hoa văn trong kỹ thuật dệt hoa văn chìm đã mang lại sự lựa chọn đa dạng hơn cho khách hàng.

5.5. Lụa Taffeta.

Taffeta
Taffeta

Taffeta là tên loại vải được dệt từ sợi tơ hoặc sợi nhân tạo, được chia ra thành 2 loại đó là loại nhuộm sợi và loại nhuộm miếng. Chữ “Taffeta” có nghĩa là “”twisted woven””- dệt xoắn, thường được dùng làm vải lót bởi tính tương đối mềm của nó. Loại nhuộm sợi thường sẽ cứng, đơ hơn và thường dùng để may áo dạ hội.

Qua đó, sản phẩm vải taffeta có độ bóng, độ cứng nhất định, không bám da vào mùa đông. Phù hợp để may các loại trang phục mang tính trang trọng như áo cưới, vest, áo khoác, váy ngắn, quần tây hoặc kết hợp với những loại chất liệu khác để may sản phẩm thời trang công sở, thời trang dạo phố.

5.6. Vải Organza.

Voan lụa
Voan

Vải Organza (Vải tơ sống) có cấu trúc dệt tương tự như vải Taffeta, nhưng cứng, thưa và mỏng hơn so với Taffeta và có thể nhìn xuyên thấu. Organza sử dụng thích hợp nhất trong may mặc hoặc trang trí cho áo cưới hoặc trang phục đầm dạ hội sang trọng.

5.7. Lụa Damask.

Jackquard
Jacquard

Cũng tương tự như kiểu dệt jacquard, nhưng lụa Damask có thay đổi hoa văn trên vải (Damask). Loại lụa này được thiết kế và dệt theo công nghệ của Đức với các mẫu hoa văn đậm nét châu Âu, được cập nhập từ Ý, Pháp và Đức tạo nên có nhiều kiểu hoa văn độc đáo và mới lạ.

5.8. Lụa Tussah (Lụa đũi thô).

Lụa đũi
Lụa đũi

Lụa Tussah là thành phẩm được dệt từ sợi tơ thô. Các sợi tơ thô này là phế phẩm của quá trình kéo tơ. Sợi nằm sát kén tằm, sau khi thu tơ người ta thu lại phần này đem xử lý và tại ra sợi. Loại sợi này thường cứng và có nhiều đầu mối tơ nên không bóng như sợi chính phẩm. Sau đó mới dêm qua dệt nên còn gọi là lụa đũi thô. Ngoài các màu trơn đơn sắc, lụa đũi cũng được in hoa văn tạo thêm nét độc đáo. Loại lụa này có bề mặt khô, nhẵn và độ bóng nhẹ nên thích hợp các loại trang phục suit. Ngoài ra, sản phẩm còn có thể sử dụng làm khăn nhờ tính năng giữ độ ấm rất tốt. Đặc biệt, rất phù hợp sử dụng trong điều kiện thời tiết lạnh vào mùa đông.

6. Cách nhận biết lụa tơ tằm hàng thật

Xét về bản chất, lụa tơ tằm cũng tương tự như tóc của con người. Do đó, khi đốt sẽ tạo mùi khét, cháy thành than vón cục. Khi dùng tay chà nhẹ phần than này sẽ thấy nó tan rất nhanh.

Lụa tơ tằm thật sẽ có màu sắc tự nhiên, khi sờ thấy mềm mại, có độ nhẹ mỏng, mềm cao, khi chạm vào tạo cảm giác mát tay. Với những sản phẩm lụa pha thì thường nặng hơn khi mua lụa tơ tằm, bề mặt bóng mượt, nhưng độ mềm mại thì không bằng loại lụa tơ tằm thật.

Kết cấu của sợi tơ trên bề mặt tốt giúp trang phục không dễ bị xước hay bị rạn vải. Qua đó, có thể sử dụng ngón tay chà xát vào đầu vải để kiểm tra chất sợi tơ tằm trên bề mặt có được dệt chặt không. Nếu như các sợi tơ bị co hoặc bị xô thì chất lượng của sản phẩm không thực sự tốt.

7. Ứng dụng các loại vải lụa vào cuộc sống

Vải thun chất lượng cao
Áo dài lụa tơ tằm

Ứng dụng trong thời trang là nhu cầu hàng đầu và quan trọng của vải lụa, cho ra thị trường những mẫu mã phong phú, đa dạng, không kém phần độc đáo và thời thượng. Tạo ra các xu hướng phong cách mới mẻ hơn bao giờ hết.

Đồ dùng nội thất hay đồ trang trí cũng là ứng dụng quan trọng tiếp theo từ vải lụa. Nhờ nguyên liệu từ tự nhiên nên vải rất an toàn, tạo sự tin tưởng cho khách hàng bằng tính thẩm mỹ cao cùng mẫu mã đa dạng, bắt mắt.

Hiện nay, vải lụa tơ tằm rất được yêu thích nhờ nét đẹp tự nhiên, tinh tế và sang trọng. Mỗi sợi tơ tằm là sự đúc kết bền bỉ từ quá trình nhả kén của con tằm ăn dâu. Ưu điểm nổi bật của lụa tơ tằm là sự mềm mại, rủ nhẹ, phù hợp để may trang phục áo dài, khăn quàng cổ…

8. Lụa tơ tằm có giá bao nhiêu 1 mét

Để tạo ra được 1kg tơ thô thì sẽ cần khoảng 5000 kén tằm (~8kg kén). Qua đó, giá kén tằm thô dao động khoảng từ 130.000đ – 170.000đ/kg.

Để làm ra được 1 tấm vải lụa tơ tằm 100% tiêu chuẩn nặng tầm 0,5kg thì cần khoảng 2000 – 3000 kén tằm. Một chiếc khăn lụa mỏng cũng tiêu tốn khoảng 600 kén hoặc để làm ra được một chiếc áo lụa mỏng cần đến 900 kén. Một bộ trang phục áo dài sẽ cần đến 3000 kén/bộ.

Nhìn chung, để sở hữu vải lụa tơ tằm dệt truyền thống có khổ ngang 90cm thì sẽ có giá:

  • Lụa trơn mỏng có giá từ 120.000đ – 160.000đ/m.
  • Lụa dày là từ 400.000đ/m.

Với lụa khổ to tầm 120m sẽ có giá cao hơn, cụ thể là:

  • Lụa mỏng trơn 180.000đ – 400.000đ/m.
  • Lụa dày khoảng 450.000đ/m.

Giá lụa in sẽ cao gấp đôi so với giá của lụa trơn vì được sản xuất cầu kỳ hơn, đẹp hơn. Kết hợp với đặc điểm co rút tự nhiên khi tiếp xúc với nước nên vải khổ 120m in hoa văn có thể có giá lên tới 1.000.000đ/mét.

9. Địa chỉ mua lụa tơ tằm ở đâu uy tín, chất lượng

Với phương châm đặt uy tín và chất lượng lên hàng đầu, Vải Nghĩa đang không ngừng nỗ lực phát triển, xây dựng nhà máy, đội ngũ nhân viên, tận tâm, chuyên nghiệp. Vải nghĩa luôn đi đầu trong những nhà cung cấp vải thun chất lượng cao của Việt Nam. Đồng thời, đầu tư máy móc và trang thiết bị ngày càng hiện đại hơn để tạo ra những thành phẩm chất lượng, cao cấp nhất.

Vải thun chất lượng cao đáp ứng được nhiều tiêu chí khắt khe về tiêu chuẩn vải. Như độ bền màu cao, độ thấm hút mồ hôi cao làm vải thoáng mát khi mặc.

Vải thun chất lượng cao còn được bổ sung thêm nhiều tính năng như kháng khuẩn, khử mùi. Chống tia UVF lên đến 40+.

Nếu có nhu cầu mua vải thun chất lượng cao , bạn có thể liên hệ với Vải Nghĩa. Hotline 0903.888.514 hoặc truy cập website vainghia.vn để được tư vấn và trải nghiệm những sản phẩm vải thun cao cấp nhất.

 

One thought on “Lụa tơ tằm- cách phân biệt các loại vải lụa hiện nay- vainghia- O9846I9453

  1. zoritoler imol says:

    Have you ever considered creating an ebook or guest authoring on other websites? I have a blog based upon on the same ideas you discuss and would really like to have you share some stories/information. I know my visitors would enjoy your work. If you’re even remotely interested, feel free to shoot me an email.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!