In lụa-Đặc điểm-Ứng dụng và quy trình in lụa như thế nào

In lụa là gì? Đặc điểm và ứng dụng

In lụa là kỹ thuật phổ biến và được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong đời sống ngày nay. Vậy in lụa là gì? đặc điểm và quy trình in lụa như thế nào?

In lụa là kỹ thuật in đơn giản, màu in sắc nét, tạo ra những sản phẩm chất lượng và tính thẩm mỹ cao, nên được ứng dụng vô cùng phổ biến trong ngành công nghiệp may mặc hiện nay. Cùng Vải Nghĩa tìm hiểu rõ hơn về in lụa và quá trình in lụa trong bài viết sau đây.

Làm giãn áo thun tại nhà
In lụa

1. In lụa là gì

In lụa là một dạng kỹ thuật in ấn phổ biến, được ứng dụng rộng rãi trong ngành may mặc hiện nay. In lụa là cái tên do những người thợ đặt ra xuất phát từ lúc bản lưới khuôn in được làm bằng tơ lụa, cho đến khi nó được thay thế bởi các vật liệu khác như vải bông, vải sợi hóa học hay thậm chí là lưới kim loại, vì vậy mà nó còn có tên gọi được mở rộng là in lưới.

Kỹ thuật in lụa là kỹ thuật đa dạng trên thị trường hiện nay, được áp dụng trên toàn bộ bề mặt các dạng lụa.

Ngoài ra, với in lụa, các vật liệu được in rất đa dạng. Hay những chất liệu mềm mại nhất. Vì thế, khi nghe tới in lụa, ta sẽ có cảm giác dễ chịu hơn về kỹ thuật in ấn này.

In lụa được xem là quá trình in màu trên giấy nến, trong đó, một phần màu mực in được thấm qua bề mặt lưới để in lên vật liệu đã được chuẩn bị sẵn trước đó, nhưng còn một số mắt khác trên khuôn in thì sẽ được bịt kín lại bởi những hóa chất chuyên dùng.

Kỹ thuật này cũng được áp dụng rộng rãi cho toàn bộ hình thức in, chẳng hạn như in thủy tinh, in gỗ, in vải, giấy, nylon,… hoặc được dùng thay thế cho phương pháp vẽ họa tiết trên gạch men, trong sản xuất gạch.

2. Các đặc điểm của in lụa

  • Kỹ thuật in lụa này có thể biến hóa đa dạng trên nhiều bề mặt chất liệu khác nhau như gỗ sơn mài, trên bề mặt giấy, hay như trên bề mặt kim loại…
  • Có thể in được với hàng trăm chất liệu khác nhau như: miếng bìa carton, nhôm, sắt, chì, kẽm, nhựa, hay đặc biệt hơn là mica…
  • Ngoài ra, chúng còn in ra được sản phẩm với số lượng lớn mà vẫn đảm bảo chất lượng, màu sắc in sắc nét, chẳng hạn như bao bì lớn nhỏ, thiệp mời, quần jean, áo thun ba lỗ hay các loại áo, giỏ xách, khăn choàng, cặp học sinh, balo, thùng nhựa… tạo ra những sản phẩm hoàn hảo và tinh tế nhất.

3. Nguyên lý khi in lụa

In lụa
In lụa

In lụa là quá trình dựa trên nguyên lý thấm mực, khi đó, mực được cho vào lòng khung làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm, được gạt qua bằng lưỡi dao cao su, sao cho một phần mực in được thấm qua lưới in (một phần lưới in đã được bịt kín nhờ hóa chất chuyên dùng để tạo hình in) và in lên vật liệu đã chuẩn bị trước đó tạo thành những hình ảnh, biểu tượng hoặc chữ.

Ban đầu chúng chỉ được in theo phương pháp thủ công nhưng sau đó khi công nghệ phát triển hơn, phương pháp này được ứng dụng vào tự động hóa bằng máy móc.

Kỹ thuật này có thể áp dụng trên rất nhiều vật liệu cần in như vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, nilon, hay các sản phẩm được làm từ kim loại, gỗ, giấy hay mica hoặc sử dụng để thay cho phương pháp vẽ dưới men trong sản xuất gạch men, đồ gốm sứ… để tạo ra những sản phẩm chất lượng, mang tính thẩm mỹ cao.

4. Phân loại công nghệ in lụa

4.1. Dựa vào cách sử dụng

  • In lụa thủ công trên bàn in.
  • In lụa trên bàn in có cơ khí hóa một số khâu thao tác.
  • In lụa trên máy in tự động.

4.2. Dựa vào hình dạng khuôn in

  • In sử dụng khuôn lưới dạng phẳng.
  • In sử dụng khuôn lưới dạng tròn kiểu thùng quay.

4.3. Phân loại dựa trên phương pháp in

  • In trực tiếp: là kiểu in lên các sản phẩm có màu nền trắng hoặc tông màu nhạt, qua đó, màu nền không gây ảnh hưởng đến chất lượng màu in.
  • In phá gắn: là kiểu in lên những sản phẩm có nền màu, qua đó, mực in phải là loại chèn lên được màu nền mà không bị ảnh hưởng đến chất lượng màu in.
  • In dự phòng: là kiểu in lên sản phẩm có màu nhưng không dùng cách in phá gắn được.

5. Cần chuẩn bị gì trong quá trình in lụa

Kéo tay trong in lụa
Kéo tay trong in lụa

5.1. Lụa

Là vật liệu quan trọng nhất và không thể thiếu để làm ra sản phẩm những in ấn bằng kỹ thuật lụa. Với mỗi lần in, cần phải lựa chọn loại lụa phù hợp với tính năng và có thể thích ứng được với vật liệu cần in ấn.

5.2. Khung lụa

Được dùng để căn lụa làm chế bản lụa và là khu vực để in lụa, là công cụ vô cùng cần thiết trong quá trình in lụa, thường được làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm.

5.3. Bàn in lụa

Thường có 2 loại là loại thường và loại đa năng. Loại thường làm bằng gỗ, có mặt làm bằng kính, còn loại đa năng thường được làm bằng sắt, có lò xo để điều chỉnh cao thấp, dùng để in các vật liệu có độ dày, mỏng khác nhau.

Ngoài ra, quá trình in lụa còn cần những vật dụng như dao gạt mực, máng tráng keo, dung dịch cảm quang (keo chụp bản) để tạo ra bản in lưới.

6. Hướng dẫn các bước in lụa chi tiết

Dụng cụ in lụa
Dụng cụ in lụa

– Bước 1: Phân tích file thiết kế và màu sắc in.

  • In lụa sẽ đạt chất lượng tốt nhất với các thiết kế đơn sắc.
  • Với mỗi một màu sắc riêng, ta sẽ xuất thành bản phim trong suốt khác nhau.
  • Thiết kế và phim dùng trong in lụa thường là Coreldraw hoặc Ai.

– Bước 2: Chuẩn bị khuôn in (Căng khung + Chụp bản in lưới).

  • Chuẩn bị khuôn lưới để làm khuôn in.
  • Khung lưới phải được tráng kín dung dịch keo chuyên dụng trong phòng tối hay còn gọi là bước lên keo chụp bản cho sản phẩm, các loại keo này đều là keo cảm quang, tức là khi có ánh sáng chiếu vào, keo phần đó sẽ khô và không tan trong một số dung môi nhất định. Trong đó, keo được sử dụng thường là keo chịu nước hoặc keo chụp bản lưỡng tính dầu nước.
  • Sau khi đã sấy khô khung, tiến hành chụp phim. Lưu ý phim được chụp bằng đèn hoặc có thể phơi dưới nắng mặt trời
  • Sau khi phơi khoảng 1-3 phút, tiến hành lấy khuôn ra và xịt nước vào khuôn in. Qua đó, bạn sẽ thấy những phần bị che sáng bởi bản phím sẽ không bị bám keo, do đó, ta có thể dễ dàng tẩy đi bằng nước.

– Bước 3: In trên sản phẩm (Kỹ thuật in lụa).

  • Trải phẳng và cố định vật liệu cần được in bằng keo tráng bàn.
  • Đặt khuôn vào vị trí cần in.
  • Kéo mực in và lặp lại tương tự với các màu khác.
  • Đối với một số loại keo ruper, phải trải qua quá trình sấy ở nhiệt 120 độ C trong thời gian 60-100 giây để keo chín. Tạo độ dính hoặc độ phồng của mực in.

7. Ứng dụng của in lụa trong đời sống hiện nay

In lụa là gì, cách in lụa
Khung gỗ
  • In lụa (in lưới) là một kỹ thuật in khá phổ biến, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, cụ thể là:
  • Kỹ thuật in này còn được áp dụng để in trên nhiều vật liệu với nhiều hình dạng, kích cỡ khác nhau như chai, thùng, mạch điện tử, bao bì, hay các sản phẩm từ kim loại, nhựa, hoa văn trên vải sợi.
  • Nó còn là phương pháp in ấn bổ sung trong các công đoạn thành phẩm sau khi in như phủ tia UV cục bộ, thẻ cào.
  • In lụa còn được sử dụng để in lên áo chất liệu vải dễ thấm mồ hôi, đặc biệt là đồng phục thể thao hay đồ đôi.
  • Ngoài ra, ứng dụng phổ biến nhất đó là dùng để in thiệp cưới, cho ra những tấm thiệp chất lượng nhất với bản in khá rõ nét và ít phai màu.

Vải nghĩa là thương hiệu của cty TNHH Hưng Vượng.

Chuyên sản xuất và phân phối vải thun chất lượng cao trên thị trường. Với nhiều năm trong nghề cùng đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề, luôn đổi mới máy móc để tạo ra những sản phẩm vải thun chất lượng cao nhất đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Trên đây là những kiến thức bổ ích về kỹ thuật in lụa. Hy vọng với những thông tin trên từ Vải Nghĩa sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm in lụa. Quy trình in cũng như vận dụng nó thành công để tạo ra những sản phẩm chất lượng cho riêng mình.

One thought on “In lụa-Đặc điểm-Ứng dụng và quy trình in lụa như thế nào

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!