May váy liền thân mới nhất 2023

Hướng dẫn cách cắt may váy liền thân đẹp mới nhất 2023

Tham khảo các kiểu váy độc đáo cùng hướng dẫn cắt may váy liền thân chi tiết nhất để cho ra những chiếc váy xinh xắn, hợp với dáng người.

Váy liền thân là trang phục được phái nữ ưa thích bởi nó giúp tôn lên vẻ đẹp đường cong cơ thể cho người mặc, thu hút ánh nhìn của bao người. Vì vậy, để giúp cho các chị em phụ nữ có được những chiếc váy xinh xắn, phù hợp với dáng người, Vải Nghĩa xin chia sẻ đến bạn các bước hướng dẫn cắt may váy liền thân mới nhất hiện nay trong bài viết sau.

May váy liền thân
May váy liền thân

I. Chọn lựa kiểu may váy liền thân

Trước tiên, bạn nên lựa chọn kiểu váy phù hợp với vóc dáng, gu ăn mặc của bản thân. Không nên lựa chọn kiểu dáng quá rườm rà, thay vào đó là chiếc váy tôn lên vẻ đẹp của bạn, và mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc. Hiện nay, có rất nhiều loại váy có kiểu dáng khác nhau, điển hình là các kiểu váy sau:

1. Kiểu váy liền có chiết eo

Vải thun may váy liền thân
May váy liền thân

Nếu bạn theo đuổi phong cách công sở thì may váy liền thân có chiết eo là lựa chọn phù hợp cho bạn. Với thiết kế nhã nhặn, thanh lịch, sang trọng và chuyên nghiệp, điểm nhấn của váy chiết eo là độ nhẹ nhàng, thướt tha, tôn lên đường cong cơ thể và mang lại vẻ đẹp nữ tính cho người mặc.

Kiểu váy này phù hợp với chất liệu vải voan mềm kết hợp với một số chi tiết nhỏ, không quá cầu kỳ nhưng vẫn mang lại vẻ đẹp tinh tế cho chiếc váy. Đây là lựa chọn hoàn hảo cho người mặc có vóc dáng quả lê, giúp người mặc trở nên thon thả, cuốn hút, duyên dáng hơn.

2. Kiểu váy liền cổ tim

Cắt may váy liền
Váy liền cổ tim

Váy liền cổ tim có rất nhiều biến thể khác nhau như đầm ôm body, đầm cổ tim sâu, đầm dáng xếp ly, đầm xòe,… Mỗi một biến thể mang lại một sức hút đặc biệt và không ngừng được chị em lựa chọn dù là đến công sở hay đi chơi, tiệc tùng. Cụ thể:

– Kiểu váy liền cổ tim chéo: phần chữ V của cổ áo được thiết kế hơi lệch sang một bên, tạo cảm giác mới lạ, độc đáo. Bạn có thể diện váy đi bất kỳ đâu như đi làm, đi chơi, đi sự kiện,…

– Kiểu váy liền cổ tim sâu: Rất phù hợp may váy liền thân. Phần cổ của váy được thiết kế với những khoảng hở sâu, nâng tầm vẻ đẹp nóng bỏng, gợi cảm cho người mặc. Đây là lựa chọn phù hợp với những ai có vóc dáng chuẩn, đam mê phong cách quyến rũ, gợi cảm.

– Kiểu váy liền cổ tim trước sau: đây là làn gió mới trong các phiên bản của váy liền cổ tim. Với phần chữ V là điểm nhấn cho thân trước của váy, phần thân sau còn được lồng ghép thêm nhiều điểm cách tân đặc biệt, mang lại vẻ đẹp độc đáo cho chiếc váy, rất thích hợp cho người yêu thích phong cách lãng mạn.

3. Kiểu may váy liền thân cổ có ráp đáy

Cắt may váy liền có ráp đáy
Cắt may váy liền có ráp đáy

Kiểu váy liền cổ có ráp đáy đã tạo nên cơn sốt cho các chị em phụ nữ trong thời gian gần đây. Đây là kiểu dáng rất thích hợp để diện vào mùa hè, với thiết kế liền cổ, phần đáy được ráp vào váy mang lại độ thoải mái cho người mặc.

II. Chuẩn bị vải may váy liền thân

1. Chất liệu vải

Bạn nên lựa chọn loại vải phù hợp với phong cách bản thân, có độ dày trung bình đến chắc chắn. Không nên lựa chọn chất liệu vải mỏng, dễ hỏng hóc sau mỗi lần giặt, ủi mạnh. Nên lựa chọn loại vải có độ co dãn nhẹ, thích hợp để may đầm một lớp. Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu kỹ về độ co dãn của vải, đặc biệt là khi may đầm hai lớp.

2. Màu sắc của vải

Nên chọn màu sắc phù hợp với độ tuổi, cân nặng, chiều cao cơ thể. Đối với người có vóc dáng hơi mũm mĩm, nên chọn màu sắc trung tính khi may váy liền thân sẽ giúp họ trở nên thon gọn hơn. Đối với người có vóc dáng mảnh khảnh, nên lựa chọn màu sắc sặc sỡ, giúp họ tạo điểm nhấn, mang lại vẻ đẹp tươi tắn.

Ngoài ra, bạn cần lựa chọn thêm các phụ kiện đi kèm khi may váy liền thân như phấn, kéo, khóa, thước,…

III. Lấy số đo người mặc

Mẫu váy Ngọc trinh
Mẫu váy Ngọc trinh

 

Vị trí đo may váy liền thân Cách đo Lưu ý
Vòng cổ Đo kích thước quanh đường chân cổ Hai dầu thước dây giao nhau tại vị trí chỗ lõm ở ức cổ
Hạ xuôi vai Tính từ điểm đầu vai đến ngang vai
Rộng vai Đo kích thước khoảng cách 2 điểm xuôi vai Đứng và giữ thẳng lưng khi đo
Sâu nách Đo kích thước tính từ điểm xuôi vai đến điểm rơi nách + 2cm (cử động) Chống 2 tay lên hông khi đo
Vòng ngực Đo kích thước xung quanh vòng ngực không siết chặt và không nới lỏng Nên mặc áo ngực nâng khi đo (Đo vòng ngực tại nơi có vị trí lớn nhất của ngực)
Hạ eo Khoảng cách tính từ điểm chân cổ sau đến vị trí ngang eo Đo khoảng cách đến vị trí nhỏ nhất của thắt lưng
Vòng eo Đo kích thước xung quanh vòng eo không siết chặt và không nới lỏng Đo quanh vị trí rốn
Hạ mông Đo kích thước từ điểm chân cổ sau đến ngang mông Đo tại nơi có vị trí lớn nhất
Dài váy Đo kích thước từ điểm đầu vai đến dài áo theo ý muốn Tùy theo kiểu váy sẽ có độ dài khác nhau và nên mang giày cao gót dự định phối với trang phục sẽ may khi đo
Dài tay Đo kích thước tính từ điểm xuôi vai đến phần dài tay mong muốn Độ dài khi đo tùy theo kiểu dáng và sở thích

IV. Hướng dẫn cắt may váy liền thân

Hướng dẫn may váy liền
Hướng dẫn may váy liền thân

1. Công thức rập may váy liền thân

  • Đường vẽ 1: lấy 1 đường ngang bất kỳ tại vị trí chân cổ.
  • Đường vẽ 2: sâu nách, hạ xuôi vai, hạ mông, hạ eo, với độ dài áo bằng với số đo trước đó.
  • Đường vẽ 3: phần rộng ngang cổ đo với tỷ lệ 1/6 Vồng cổ + 1.
  • Đường vẽ 4: phần rộng ngang vai đo với tỷ lệ 1/2 số đo rộng vai.
  • Đường vẽ 5: phần rộng ngang ngực đo với tỷ lệ 1/4 số đo vòng ngực + cử động (tùy theo sở thích).
  • Đường vẽ 6: phần rộng ngang eo đo với tỷ lệ 1/4 số đo vòng eo + ly + cử động (nếu cần).
  • Đường vẽ 7: phần rộng ngang mông đo với tỷ lệ 1/4 số đo vòng mông + cử động (nếu cần).
  • Đường vẽ 8: vì có độ rộng vai, nên đo phần thân sau cao hơn thân trước, ngực thân trước rộng hơn do có bầu ngực.

2. Một số lưu ý khi vẽ rập từng bộ phận

  • Ở phần nách và cạnh cánh tay, bạn nên vẽ theo nếp gấp cơ thể, nhằm tạo độ thoải mái cho người mặc. Chú ý, nên căn chỉnh độ dài đường mang tay = vòng nách trên thân áo.
  • Ngoài viền cổ tim, bạn có thể chọn lựa các kiểu viền cổ khác như cổ tròn hoặc vuông, cổ thấp hoặc cao, cổ nữ hoàng,… Nên chọn loại viền cổ phù hợp với khuôn mặt của bản thân.
  • Nên cộng thêm 1 đường chỉ khi may, giúp các bộ phận trên áo trở nên chắc chắn.
  • Bạn có thể lựa chọn váy có kiểu dáng thon gọn hay kiểu dáng xòe. Nếu bạn theo phong cách hiện đại, có thể chọn chiều dài váy ngắn hơn gối, trông bạn trẻ trung, năng động hơn và ngược lại với phong cách cổ điển, vintage thì có thể chọn chiều dài váy dài hơn.
  • Đối với kiểu dáng váy chiết eo, bạn cần cân nhắc chừa đủ không gian khi rập váy, để vận động thoải mái, dễ dàng hơn, nhưng đừng chừa quá nhiều. Ngoài ra, bạn cần nắm vững kỹ thuật mở ly khi cắt rời ngang eo
  • Sau khi lên được form, bạn có thể đánh A sườn hay bổ thân ngang eo, tạo ra những đường ly hay dún bèo theo sở thích. Các phần biến kiểu sẽ có nhiều kiến thức hữu ích và cốt lõi.

3. Quy trình cắt vải may váy liền thân

  • Chuẩn bị bìa vải: cắt bỏ cạnh bìa dày, dọc theo mép trên và dưới của vải. Trong trường hợp một cạnh dệt hoàn thiện sạch sẽ và ở một số loại vải khác có thể bị sờn, bạn hãy cắt chúng ra khỏi vải trước khi vẽ rập.
  • Dùng phấn vẽ cẩn thận các đường giấy, chuẩn bị cho bước rập giấy. Nếu dùng các lớp Muslin thay cho rập giấy, bạn nên tháo rời và tạo thành mô hình đặt trên vải. Đánh dấu đường may mới, điều chỉnh thích hợp trước khi tháo ghim.
  • Cắt vải theo phần gạch chân trước. Khi draping, nên đánh dấu các đường rãnh, khâu và đường viền, tiếp tục cắt lớp lót.
  • Nếu bạn muốn ráp thêm phần tay và họa tiết trang trí, hãy tận dụng phần vải thừa sau khi cắt thân trước.
  • Duy trì cắt đều đặn, chính xác từng bộ phận trước khi may.

V. Hướng dẫn cách may váy liền thân

Cắt may váy liền thân
Cắt may váy liền thân

– Bước 1: Úp 2 mặt phải của thân sau và thân trước với nhau, may ghép vai và sườn.

  • Bắt đầu may với cạnh của chiếc váy, xoay phải từ trong ra ngoài và gập 2 bên lại với nhau, ủi sơ bằng bàn là tạo độ phẳng.
  • May một đường nối liền mặt thân sau và thân trước với nhau. Độ nhấn của đường may tầm 2 đến 3cm, tại vị trí các mép vải, nhằm cố định đường may mới tạo và giúp vải nằm dọc theo đường may.

– Bước 2: Ghép phần bụng và tay. Thực hiện đường may đều, cẩn thận, ghép phần tay vào váy.

– Bước 3: Lắp các chi tiết trang trí.

  • Để váy trở nên độc đáo hơn, bạn có thể đính thêm đá, dây kéo, viền ren,… tạo thêm phần ấn tượng cho váy.
  • Đối với dáng người gầy, bạn có thể thêm các chi tiết xếp tầng, bèo nhún tạo cảm giác đầy đặn hơn khi mặc.
  • Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn kiểu váy chữ A để tôn lên vẻ đẹp đường cong cơ thể người mặc.

– Bước 4: Tiến hành ghép mang tay vào vòng nách thân áo.

  • Gấp tay áo làm đôi sao cho mặt trái và phải đối diện nhau.
  • May ghép mang tay.
  • Trước khi vào nách, nên kiểm tra lại độ dài của tay áo.

– Bước 5: Viền tùy hay lộn đáp cổ.

  • Gấp vải dọc hơn 1cm theo mép và ủi thẳng.
  • Khâu các cạnh của đường may thẳng dọc vào vị trí (dùng tay giữ nhẹ nhàng để tránh bung).
  • Điều chỉnh độ sâu của đường viền cổ áo bằng cách đo khoảng cách từ thắt lưng đến vị trí cổ.
  • Cắt các đường vải dư ở viền áo.

– Bước 6: May viền/khâu/cuộn các chi tiết gấu váy và cửa váy.

– Bước 7: Hoàn thiện các đường may, trang trí và kiểm tra lại một lần nữa.

Lưu ý

Nên ủi lại váy sau khi may váy liền thân. Đối với phần thân váy, bạn nên ủi với nhiệt độ thường. Đối với gấu váy hay mép tay áo, cổ áo, nên dùng bàn là hơi nước để làm các chi tiết thêm sắc nét hơn.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về hướng dẫn cắt may váy liền thân chi tiết nhất. Hy vọng thông qua bài viết của Vải Nghĩa, bạn sẽ may thành công may váy liền thân thật đẹp, phù hợp với bản thân. Giúp bạn trở nên nổi bật, thu hút mọi ánh nhìn.

 

One thought on “May váy liền thân mới nhất 2023

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!