Vải kaki là gì? Tìm hiểu về ưu nhược điểm của vải khaky

Vải kaki là gì

Vải kaki là gì? Các loại vải khaki nào được ưa chuộng nhất hiện nay? Các sản phẩm từ vải kaki có ưu và nhược điểm gì, có tốt không và có nên lựa chọn?

Quần áo khaky trong vải kaki là gì
Quần áo khaki

Vải kaki là vật liệu được nhiều giới trẻ yêu thích sử dụng hiện nay. Vải kaki có thể được ghi là Khaki. Vải đem đến sự thoải mái, thoáng mát cho người sử dụng, đặc biệt tạo nên những trang phục độc đáo mang phong cách riêng cho người mặc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về loại vải này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về vải kaki là gì cùng những đặc điểm, ứng dụng của vải khaki trong đời sống.

Vải Kaki
Vải Kaki

I. Vải kaki là gì

Vải khaki là loại vải được làm từ 100% cotton. Do đó, điểm nổi bật của loại vải này là có độ thoáng mát nhất định. Tuy nhiên để tăng thêm các đặc tính tốt đồng thời khắc phục những khuyết điểm của vải cotton nguyên chất, người ta thường kết hợp thêm cho vải những chất liệu tổng hợp khác. Như thêm sợi polyester để tăng tính bền cơ học, thêm sợi spandex tăng độ co dãn của vải…

Định hình vải kaki
Định hình vải

II. Nguồn gốc, quá trình ra đời của vải kaki

Vải khaki đầu tiên xuất hiện ở Ấn Độ vào giữa thế kỷ 19 bởi Harry Burnett Lumsden, người phụ trách may quân phục người Anh. Vào thời điểm đó, len là thành phần chính trong quân phục của quân đội Anh, vì vậy cảm giác nóng nực, ngứa ngáy và khó chịu là không thể tránh khỏi do thời tiết nóng ẩm, đặc biệt là với thời tiết ở Ấn Độ lúc bấy giờ. Do đó, nhu cầu về các loại vải mỏng hơn, nhẹ và thoáng khí hơn đã dẫn đến sự ra đời của các loại vải kaki.

Theo thời gian, kaki ngày càng trở nên phổ biến. Đến nay, kaki đã trở thành một loại vải rất đa dụng, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, phù hợp với mọi ngành nghề và lứa tuổi. Chính vì vậy mà loại vải này dễ dàng chiếm được thiện cảm của người tiêu dùng.

Vải kaki thường được sử dụng để thiết kế áo khoác, quần short, quần dài, balo, đồ công sở…

III. Quy trình sản xuất vải kaki

Bước 1: Thu hoạch bông

Bông sau khi thu hoạch được lựa chọn kỹ lưỡng, phân loại và sơ chế ban đầu, sau đó đóng thành kiện và đưa đến công đoạn tiếp theo.

Bước 2: Kéo sợi

Bông sau khi xử lý ban đầu được cho vào máy phay bông cho tơi đều. Qua máy chải để các xơ sắp theo một chiều thẳng hàng. Qua máy đánh cúi để tạo những lọn bông lớn và thẳng, rồi qua các công đoạn tiếp theo. Sợi bông sẽ được kéo thành sợi để tăng độ dài, độ mịn. Qua công đoạn se sợi trên máy sợi con tạo độ bền kéo đứt. Tóm lại, công đoạn này sử dụng hồ tinh bột, tinh bột biến tính và một vài chất khác để bọc vải nhằm tăng thêm độ bền và bóng.

Bước 3: Dệt vải

Phương pháp dệt chủ yếu là sự kết hợp của sợi dọc và sợi ngang.

Vải Khaki được dệt trên máy dệt “thoi”. Sợi được qua quy trình hồ-mắc canh phân băng- lên trục trước khi đưa vào máy dệt. Hiện nay, chủ yếu vải khaki được dệt trên máy dệt kiếm và dệt khí. Vải được nấu trong dung dịch hóa chất ở áp suất cao và nhiệt độ cao để loại bỏ một số tạp chất còn sót lại trên các dây chuyền tẩy được thực nhuộm liên tục. Sau đó, vải sẽ được đệm để giúp các sợi bông nở ra. Tẩy trắng hoặc nhuộm màu bằng phương pháp nhuộm ủ hoặc nhuộm liên tục sau cùng để đảm bảo quá trình nhuộm.

Bước 4: Nhuộm màu

Sau mỗi lần nhuộm, giặt vải để loại bỏ các tạp chất còn sót lại. Vải kaki sau cùng sẽ được thiết kế để tạo ra những sản phẩm khác nhau và tiêu thụ.

IV. Các loại vải kaki phổ biến hiện nay

1. Vải kaki thun

Kaki thun là chất liệu khá dày, nhưng vẫn mang lại cảm giác dễ chịu, thoáng mát bởi được làm chủ yếu từ bông. Ngoài ra, vải còn được kết hợp thêm thun, tỷ lệ sợi thun chiếm khoảng từ 2-4% giúp tăng khả năng co giãn, phù hợp cho những trang phục, bộ quần áo dành cho phái nữ. Sợi thun được kết hợp tạo lõi cho sợi bông (còn gọi là sợi bọc), hoặc se với sợi thun để tạo co dãn.

2. Vải kaki không thun

Ngược với vải kaki thun, vải kaki không thun có cấu trúc bền và không co giãn. Loại vải này phù hợp để thiết kế trang phục của nam giới hơn vì đứng dáng và mang lại cảm giác lịch lãm cho người mặc.

3. Kaki Polyester

Đây là loại vải được sản xuất từ sợi tổng hợp, có chống co giãn khi giặt, tăng độ bền cơ học cho vải khi sử dụng. Tuy nhiên, độ hút ẩm của vải khá kém. Vải kaki Polyester thường được dùng để may mũ, nón, áo khoác, tạp dề…

4. Kaki Cotton

Các màu vải kaki
Kaki cotton

Vải kaki cotton có ưu điểm là thoáng mát, dễ chịu, có độ hút ẩm cao, thường được sử dụng để may đồng phục cho phái nữ, váy body…

V. Ưu và nhược điểm của vải kaki

1. Ưu điểm của vải kaki

  • Bền, không xù lông, không bị nhăn do quá trình se cao tua sợi trước khi đem dệt: Vải kaki được đánh giá là một trong những loại vải bền nhất trên thị trường hiện nay. Nhờ cấu tạo cực kỳ chắc chắn, trang phục sẽ không bị nhăn, xù lông.
  • Thoáng mát, dễ chịu: Đó là nhờ khả năng thoáng khí và thấm nước tuyệt vời của kaki. Ngoài ra, hầu hết các loại vải kaki đều không bó sát và tạo sự thoải mái cho người mặc
  • Thân thiện với môi trường: Là chất liệu được lấy từ thiên nhiên nên kaki có thể phân hủy khi không sử dụng
  • Khả năng nhuộm màu: Như đã nói ở trên, trong quá trình sản xuất vải, người ta thường cho thêm một số hóa chất vào để quá trình nhuộm trở nên dễ dàng hơn. Chính vì vậy mà kaki rất đa dạng về màu sắc, mẫu mã và phù hợp với nhiều đối tượng người tiêu dùng.
  • Có độ giữ màu tốt

2. Nhược điểm của vải kaki

  • Không thích hợp với các thiết kế cầu kỳ: Hầu hết các loại vải kaki khá cứng, độ co giãn thấp nên không thích hợp cho những thiết kế có sự cầu kỳ cao, nhiều chi tiết
  • Giá thành khá cao: Bởi nguyên liệu chủ yếu là cotton nên giá thành của vải kaki khá cao. Tuy nhiên các nhà sản xuất đã kết hợp thêm với các loại vải khác để giảm giá thành xuống nhằm phù hợp với đa số người tiêu dùng.

VI. Một vài lưu ý về đặc điểm vải kaki

1. Cách phân biệt vải kaki.

  • Có thể dựa vào độ dày của từng loại vải. Nếu vải dày thì là kaki không thun, còn mềm hơn là kaki thun
  • Có thể phân biệt bằng phương pháp nhiệt học: Đốt mảnh vải nhỏ, nếu ngọn lửa có màu vàng và tro đen thì đó là kaki cotton; còn vải không bén lửa, khi đốt có mùi thơm, tro vón thành cục thì đó là kaki Polyester.

2. Cách bảo quản, vệ sinh vải kaki bông.

  • Giặt tay thay vì giặt máy vì sẽ làm hỏng cấu trúc của vải.
  • Nên lộn sản phẩm sang trái trước khi giặt để tránh sản phẩm bị bay màu do thuốc nhuộm cotton độ bền màu ánh sáng bị yếu.
  • Sử dụng chất tẩy có độ PH thấp, ít bọt.
  • Nên phơi sản phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát, có gió tự nhiên, tránh ánh nắng trực tiếp gắt từ mặt trời.

VII. Ứng dụng sử dụng vải kaki trong đời sống

Vải kaki
Khaky

Vải kaki đa dạng về mẫu mã, độ dày, độ co giãn, phù hợp với mọi độ tuổi nên được ứng dụng nhiều trong may mặc quần áo như như trang phục công sở, balo, quần áo lao động…

VIII. Hướng dẫn cách vệ sinh và bảo quản vải kaki

  • Nên giặt vải kaki với nước lạnh, tránh dùng nước nóng làm ảnh hưởng đến màu và form quần.
  • Nên lộn mặt trái của vải trong khi giặt và phơi.
  • Phơi ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.
  • Hạn chế giặt sản phẩm kaki bằng máy để tăng độ bền cho sản phẩm.

IX. Địa chỉ cung cấp vải kaki uy tín, chất lượng

Vải kaki là loại vải thông dụng, được nhiều người yêu thích sử dụng. Vì vậy, chất lượng và giá thành sản phẩm là những yếu tố quan trọng khi khách hàng lựa chọn đơn vị cung cấp vải kaki tiêu dùng.

Thương hiệu Vải Nghĩa thuộc quản lý của Công ty TNHH PT TM Hưng Vượng, là đơn vị chuyên cung cấp đa dạng các sản phẩm vải thun chất lượng cao.

Ngoài ra, khi mua hàng vải thun tại Vải Nghĩa, khách hàng sẽ được nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn như giao hàng tận nơi trên toàn quốc, nhận thực hiện các thiết kế, mẫu mã riêng của khách hàng.

Nếu quý khách hàng có nhu cầu mua vải kaki tại thương hiệu Vải Nghĩa, có thể liên hệ qua Hotline: 0984619453 hoặc ghé website VaiNghia.vn để được báo giá và hỗ trợ giai đáp kịp thời.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!