Vải nhung là gì? Cách phân biệt và sử dụng các loại  nhung

Vải nhung là gì

Vải nhung là gì
Vải nhung

Vải nhung là gì? Tính chất, ưu nhược điểm của vải. Ứng dụng của nhung trong thời trang, đời sống và một số lưu ý khi sử dụng nhung.

Thời xa xưa, nhung là loại vải xa xỉ chỉ dành cho vua chúa, quý tộc và giới thượng lưu. Vậy vải nhung là gì mà lại được tầng lớp quý tộc ưa chuộng đến vậy? Và ngày nay nhung được ứng dụng trong đời sống như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây của Vải Nghĩa để có được câu trả lời.

I. Vải nhung

Vải nhung là loại vải có chất mềm, mịn, mượt, được dệt từ các sợi tổng hợp theo công nghệ dệt thoi hoặc dệt kim. Loại vải này có độ sáng bóng sang trọng với bề mặt vải là những sợi dày được xếp sát vào nhau. Các sợi này tạo nên sự mượt mà, bóng bẩy đặc trưng của chất vải. Đó là lý do người ta thường ví sự mịn màng là “mịn như nhung”.

Ngày nay, nhung đã được nghiên cứu và sản xuất bằng nhiều cách khác nhau như kết hợp thêm một số chất liệu bông, len, lanh hoặc vật liệu tổng hợp nhằm giảm giá thành.

Nhung có khả năng giữ ấm tốt như len, nhưng được sử dụng trong thời trang và ứng dụng làm đồ nội thất nhiều hơn vải len. Bởi loại vải này mang lại cảm giác sang trọng, quý phái cho người mặc và không gian trang trí.

II. Nguồn gốc của vải nhung

Dựa trên các văn bản ghi chép, vải nhung lần đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ 14 sau công nguyên, có nguồn gốc từ các nước Đông Á. Theo con đường tơ lụa, vải dần dung nhập vào châu Âu và trở nên phổ biến tại nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Vải nhung phổ biến nhất ở châu Âu vào thời kỳ Phục Hưng. Trong đó, Italia là một trung tâm sản xuất vải lớn, tuy nhiên, chất nhung của châu Á vẫn được đánh giá cao về chất lượng cũng như độ mềm mịn với giá cả đắt đỏ. Bởi vì nhung vùng này được sản xuất kỳ công với quy trình độc đáo.

Vải nhung là gì
Áo nhung cổ điển

Nhung bắt đầu được sử dụng phổ biến trong đại chúng từ những năm 60 – 70 của thế kỷ trước. Đỉnh điểm là những năm 90, với sự thịnh hành của dòng nhạc disco cùng phong cách hippie chic. Quần nhung rất được giới trẻ yêu thích sử dụng. Một thời gian sau thì nhung bắt đầu được những người phụ nữ trung niên ưa chuộng hơn vì mang lại cảm giác quý phái, chững chạc cho người mặc.

III. Đặc điểm của vải nhung

1. Đặc điểm bề mặt

Bề mặt nhung gồm các sợi lông ngắn, có khả năng phản xạ ánh sáng tốt tạo độ sáng bóng và phản xạ ánh sáng khác nhau, tạo nhiều tone màu trong cùng một tấm vải. Khi chạm tay vào bề mặt vải sẽ có cảm giác rất mướt tay, mềm mượt, vải có độ rũ tốt do lớp sợi tạo lông trên bề mặt xếp rất khít vào nhau.

2. Đặc tính vật lý

Nhung có trọng lượng riêng nặng hơn so với các loại vải thông thường khác như vải lanh, vải lụa, vải tổng hợp,…

Do cấu trúc bề mặt vải gồm những sợi ngắn được xếp xích lại với nhau mà vải có độ đàn hồi khá kém, nhưng bù lại khả năng giữ nhiệt tốt.

IV. Cách sản xuất vải nhung

Thời xưa, người ta sản xuất nhung từ lụa tơ tằm bằng cách nuôi lấy kén sau đó kéo thành sợi tơ để dệt lên nhung, do đó giá thành sẽ rất cao.

Một số loại nhung được làm từ tơ nhân tạo (rayon) hay thêm lanh (linen) hoặc sợi bông (cotton),… thì có mức giá rẻ hơn so với nhung làm từ tơ tằm.

Theo cách làm truyền thống, vải được dệt trên khung dệt đặc biệt và có thể sản xuất được 2 tấm vải cùng một lúc. Nếu nhung truyền thống (velvet) thường được dệt bằng sợi dọc thì hiện nay velveteen được dệt chủ yếu bằng dệt kim đan ngang.

Ngoài ra, nhung tổng hợp còn được làm từ visco, nilon, polyester, axe tat hoặc viscose. Trong quá trình sản xuất, những sợi tơ nhân tạo có thể được nhuộm màu trước khi dệt để tạo ra thành phẩm với màu sắc bắt mắt

Vải nghung là gì
Nhung từ lụa tơ tằm

V. Ưu điểm và nhược điểm của vải nhung

1. Ưu điểm của nhung

  • Với chất vải mềm mại cùng khả năng giữ nhiệt tốt, quần áo làm từ nhung rất thích hợp vào tiết trời thu đông se lạnh, tạo sự thoải mái, dễ chịu cho người mặc.
  • Trong nội thất, với khả năng bắt sáng tạo sự bóng bẩy, nhung sẽ mang đến cảm giác sang trọng, quý phái cho các vật dụng và không gian sống của bạn. Đây là loại vải thích hợp cho phong cách cổ điển và tân cổ điển.
  • Trong thời trang, chất nhung tạo nên cảm giác cuốn hút, nổi bật, quyến rũ nhưng vẫn thể hiện sự thanh lịch của người mặc.

2. Nhược điểm của nhung

  • Do trọng lượng của vải khá nặng nên những trang phục dùng nhiều vải như áo choàng, váy dạ hội sẽ gây cảm giác nặng nề cho người mặc. Cần cẩn thận khi lựa chọn trang phục với vải nhung để tránh trông bị già hơn so với tuổi.
  • Nhung rất dễ bám bụi và khó làm sạch do cấu trúc vải dày. Cần cẩn thận khi sử dụng và thường xuyên làm sạch để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
  • Loại vải này cũng rất khó làm khô hay giặt tay như thông thường. Nếu có điều kiện, người ta thường lựa chọn giặt khô các sản phẩm làm từ nhung.
  • Giá của nhung khá cao, do vậy trang phục hay đồ nội thất làm từ vải nhung có giá thành không rẻ.

VI. Phân loại nhung hiện nay

1. Phân loại theo nguồn gốc xuất xứ

Đây là cách phân loại theo các quốc gia sản xuất nhiều nhung và các sản phẩm có mặt ở nhiều nơi trên thế giới:

  • Vải nhung Hàn Quốc.
  • Vải nhung Trung Quốc.
  • Vải nhung Italia.
  • Vải nhung Kashmir.
  • Vải nhung Iraq…

2. Phân loại theo tính chất

Dựa vào tính chất có 7 loại nhung phổ biến như sau:

  • Vải nhung Crushed (nhung nghiền).

Đây là loại nhung có vẻ ngoài sáng bóng, kết cấu độc đáo, hoa văn thường được tạo ra bằng cách xoắn vải khi vải ướt hoặc nhấn cọc vải xuống theo nhiều hướng khác nhau.

  • Vải nhung Embossed (nhung nổi).

Loại vải này thường được sử dụng trong trang trí nội thất. Người ta sử dụng nhiệt để ép những con dấu có khắc họa tiết xuống bề mặt vải tạo nên những mô hình hoa văn họa tiết độc đáo, mới lạ.

  • Vải nhung Plain (nhung trơn).

Đây là loại nhung được làm từ sợi tơ tằm và sợi bông. Loại nhung này nặng hơn nhung làm từ lụa hoặc sợi tổng hợp, có độ đàn hồi và co giãn kém.

  • Vải nhung Ciselé.

Trên một tấm vải, người ta sẽ cắt các các hình họa tiết theo ý muốn. Ta thường bắt gặp nhung Ciselé trong các cung điện xa hoa hay những tác phẩm nghệ thuật bằng vải nhung.

  • Vải nhung Chiffon.

Loại nhung này khá nhẹ và được tạo ra từ vải lụa tơ tằm.

Vải nhung là gì
Túi nhung vải nhung phun

VII. Ứng dụng của vải nhung

1. Ứng dụng của vải nhung trong thiết kế đồ nội thất.

Với sự sang trọng, quý phái đặc trưng, nhung thường được sử dụng trong các không gian sống có diện tích rộng rãi như penthouse, biệt thự hay các căn hộ cao cấp. Các vật dụng được làm từ nhung như ghế sofa, gối, rèm cửa, ga giường, sẽ đem đến cảm giác thanh lịch, xa hoa cho ngôi nhà của bạn.

2. Ứng dụng của vải nhung trong lĩnh vực thời trang.

Không chỉ để may những bộ váy dạ hội hay váy truyền thống như thời xưa, nhung ngày nay còn được dùng để may những bộ áo quần, những bộ váy thời thượng, hay những phụ kiện như túi xách, đáp ứng mọi phong cách thời trang từ cá tính, ngọt ngào đến dễ thương, quyến rũ.

VIII. Giá vải nhung hiện nay ra sao

Sofa nhung
Sofa nhung

Tùy thuộc vào loại vải và đặc tính riêng mà nhung sẽ có giá bán khác nhau. Nhìn chung trên thị trường hiện nay vải sẽ có giá dao động khoảng từ 100.000 – 200.000 VNĐ/mét.

IX. Cách giặt vải nhung đúng cách

Đầm tuyết nhung
Đầm nhung

Bạn có thể giặt các sản phẩm nhung bằng nhiều cách như giặt tay, giặt máy, tốt nhất là nên giặt khô để đảm bảo giữ được chất vải lâu bền nhất có thể.

X. Những lưu ý khi sử dụng vải nhung

gối nhung
gối nhung
  • Không cất giữ vải nơi có không khí ẩm: do nhung có độ hút ẩm không cao, chất liệu dày dặn nên tốt nhất lưu giữ vải trong điều kiện thoáng mát để tránh ẩm mốc.
  • Lộn trái vải: Bề mặt vải có kết cấu gồm nhiều sợi ngắn dày đặc nên khi vệ sinh và bảo quản cần trở mặt vải để giúp các lông nhung luôn mềm mịn và tránh phai màu.
  • Giặt với nước lạnh.

Bài viết đã giải đáp những thắc mắc nhung là gì, được ứng dụng như thế nào trong đời sống và cách bảo quản vải nhung tốt nhất. Vải Nghĩa hy vọng bạn đã biết cách lựa chọn được loại vải nhung phù hợp với mục đích sử dụng của mình.

Nếu bạn chưa biết mua vải thun chất lượng cao ở đâu tốt và uy tín, liên hệ ngay với Vải Nghĩa qua website vainghia.vn hoặc hotline 0903.888.514 để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!