Vải voan là gì? Đặc điểm và ứng dụng của vải voan trong đời sống

Vải voan là gì

Voan là chất liệu đang được ưa chuộng hiện nay nhờ đặc tính mềm mại, mỏng nhẹ đi kèm với màu sắc đa dạng, giá thành hợp lý.

Vải voan là chất liệu có nguồn gốc từ lâu đời. Tuy vậy, đây vẫn là chất liệu được ưa chuộng hiện nay và dần dẫn đầu xu hướng thời trang nhiều năm qua. Để nắm rõ kiến thức về chất liệu này, hãy cùng Vải Nghĩa tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Vải voan bông
Vải voan bông

1. Vải voan là gì

Voan được làm từ sợi nhân tạo khá mỏng, nhẹ, trơn. Ban đầu, chất liệu này được sản xuất từ lụa, hay chính xác hơn là từ lụa tơ tằm do người trung hoa phát triển. Sau đó, chúng được dệt bằng cotton theo phương pháp thủ công và cuối cùng là sợi polyester cao phân tử. Chất liệu voan mang lại cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại, bay bổng cho người mặc.

Voan và chiffon tương đối giống nhau nên rất dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, kết cấu của vải voan chắc hơn, khó xé và rút sợi hơn so với chiffon.

Khăn voan
Khăn voan

2. Nguồn gốc xuất xứ của vải voan

Voan được sản xuất lần đầu tiên tại Pháp, với tên gọi là “veil”. Trong vài thập kỷ đầu của những năm 1900, voan lụa đã được sản xuất rộng rãi tại Hoa Kỳ và các nhà sản xuất vải tại Mỹ.

Sau này khi voan được sử dụng nhiều hơn, chất liệu này thường được dùng để may khăn trùm đầu cho cô dâu hay để may rèm cửa. Tiếp đến, khi ngành thời trang phát triển hơn, vải còn được dùng để may những chiếc váy xa hoa, lộng lẫy, tạo nên nét bồng bềnh, thanh lịch và quyến rũ cho các quý cô.

3. Quy trình sản xuất vải voan

Voan được tạo ra bằng quá trình dệt các sợi ngang và các sợi dọc với trọng lượng tương tự. Các sợi vải được se cao tua, giúp vải có độ mềm mà vẫn giữ nếp, giúp vải dịch chuyển theo nhiều hướng khác nhau, từ đó sẽ tạo ra loại vải với dạng lưới, hiệu ứng mỏng, mềm, mịn.

Sau đó, người thợ may cần đặt tấm vải lên bề mặt trơn để đường khâu được hoàn chỉnh. Các mảnh vải được kẹp vào hai tấm giấy và giữ lại với nhau để việc cắt vải trở nên dễ dàng hơn, chống trượt khi cắt.

Voan nữ
Voan nữ

4. Tính chất của vải voan

4.1. Tính chất vật lý:

  • Có bề mặt xuyên thấu, giúp ánh sáng xuyên qua tạo nét quyến rũ, huyền bí cho người mặc.
  • Độ rũ của vải cao, giữ nếp rũ mà không làm nhăn vải.
  • Có độ mềm tự nhiên và độ mỏng nhất định.

4.2. Tính chất hóa học:

  • Dễ cháy.
  • Nhạy cảm với kiềm và axit.
    Vải voan hồng
    Vải voan hồng

5. Ưu điểm, nhược điểm của vải voan

5.1. Ưu điểm của vải voan

  • Trọng lượng nhẹ: Mang đến sự thoải mái, nhẹ nhàng cho người mặc.
  • Được ứng dụng linh hoạt: Sử dụng trong trang phục váy cưới, trang trí nhà cửa,…
  • Khả năng thoáng khí tốt: Bề mặt vải có nhiều lỗ nhỏ, tạo được sự thông thoáng cho người sử dụng.
  • Không bị nhăn trong quá trình giặt và bảo quản.
  • Đa dạng họa tiết và màu sắc.

5.2. Nhược điểm của vải voan

  • Chất liệu khá mỏng, cần sử dụng thêm lớp vải lót để đảm bảo không bị phản cảm.
  • Độ bền thấp, dễ bị xước và nhanh sờn màu.
  • Dễ bị co, không nên may quá bó sát với chất liệu này.
  • Khó thiết kế, tạo dáng do vải quá mềm và độ trơn cao.
    Vải Voan
    Voan

6. Phân loại vải voan hiện nay

Tùy vào mục đích sản xuất, voan có thể pha trộn với các loại sợi khác nhau để tối ưu được tính năng của chất liệu. Phổ biến nhất là voan polyester và voan lụa. Bên cạnh đó, các loại voan khác cũng được sử dụng nhiều như vải voan kính, voan lưới, voan hoa, voan cát, voan nhung, voan cotton,…

  • Voan lụa: đem lại cảm giác mềm mại, sang trọng tuy nhiên giá thành cao và khó bảo quản.
  • Voan polyester: Độ co giãn không cao, khó nhuộm màu nhưng có giá thành rẻ, bền.
  • Voan lưới: Có độ mềm mỏng, mịn màng tương đương.

7. Ứng dụng của vải voan

7.1. Ứng dụng trong may mặc

Vải voan là chất liệu linh hoạt được dùng để may nhiều loại trang phục khác nhau. Chất liệu này thường được dùng để may các trang phục đơn giản cho đến đồ công sở. Ngoài ra, vải voan còn được sử dụng để thiết kế váy cưới, giúp cô dâu tăng phần sang trọng, duyên dáng hơn. Hoặc loại vải này còn được sử dụng để may các trang phục như: áo sơ-mi, áo crop top, váy ngủ,…

7.2. Ứng dụng trong may phụ kiện

Vải được sử dụng trong việc thiết kế các phụ kiện cho cô dâu như khăn choàng đầu, các lớp vải bao bọc váy. Bên cạnh đó, chất liệu này còn được dùng để may khăn quàng cổ, dây cột tóc, nơ, mũ,… hay làm phụ kiện trang trí tiệc cưới, khai trương, sinh nhật,…

7.3. Ứng dụng của voan trong trang trí nhà cửa

Với sự mềm mại và nhẹ nhàng của vải voan, chất liệu này phù hợp để may rèm cửa trang trí cho ngôi nhà. Bên cạnh đó, vải voan còn có thể làm khăn trang trí như khăn lót đèn ngủ, khăn trải bàn,…

8. Hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản voan

  • Có thể giặt bằng máy với vải sợi nhân tạo.
  • Không nên ngâm trong nước nóng hay xà phòng mạnh trước khi giặt.
  • Sử dụng móc treo gỗ hoặc móc có bọc vải khi phơi để tránh bị đổi màu trang phục.
  • Phơi ngang trang phục lên móc và lật mặt trái của vải.
  • Bảo quản nơi tránh ẩm mốc, thoáng mát.
  • Sử dụng thường xuyên tránh tình trạng bị giảm chất lượng vải.

Hy vọng qua những chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn có thêm kiến thức về vải voan một cách chính xác nhất. Nếu bạn có thắc mắc và nhu cầu mua vải thun chất lượng cao, hãy đến với Vải Nghĩa để nhận được những ưu đãi hấp dẫn về giá và chính sách mua hàng.

Thương hiệu Vải Nghĩa thuộc quản lý của Công ty TNHH PT TM Hưng Vượng, tự hào là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm vải thun chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn cao trên thị trường vải Việt Nam. Khi mua hàng tại đây, bạn sẽ được tư vấn tận tình bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm trong nghề.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline: 0984 619 453 hoặc truy cập website VaiNghia.vn để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!