Vải thô
Vải thô với đặc điểm khá dày và cứng giúp giữ form dáng quần áo lâu, và tuổi thọ sử dụng cao ứng dụng sản xuất đồ may mặc, túi xách, vật dụng trang trí…
Vải thô được ứng dụng nhiều trong cuộc sống để làm trang phục hằng ngày hoặc đồ dùng trang trí nhà cửa. Vải thô có những đặc điểm nổi bật nào? Cùng tìm giải đáp chi tiết qua bài tham khảo sau.
I. Vải thô là gì
Vải thô có nguồn gốc từ lâu đời, là chất liệu cổ và rất phổ biến hiện nay. Thô là loại vải được dệt từ các loại sợi tự nhiên như gai, bông và thường được sử dụng vào mùa hè vì mang lại cảm giác dễ chịu, thoáng mát.
II. Quy trình sản xuất vải thô
Bước 1: Sản xuất sợi.
Thu hoạch cây bông, gai sau đó đem kéo thành sợi. Với quá trình thu hoạch cây gai, phải bóc tách lớp vỏ tương tự như cây đay. Cây gai sau đó được đập dập để lấy xơ trong thân. Qua quy trình nấu để loại bỏ tạp chất và nhựa cây. Trong quá trình kéo sợi, nên sử dụng dầu kéo sợi để giảm ma sát.
Bước 2: Dệt vải.
Dệt và đan vải là công đoạn chính để tạo nên tấm vải. Có thể sử dụng phương pháp dệt bằng máy dệt thoi hoặc máy dệt kiếm.
Bước 3: Kiểm tra và xử lý vải.
Ở công đoạn này sẽ tiến hành loại bỏ tạp chất, xơ sợi còn dính trên bề mặt vải rồi đem đi tẩy trắng. Sau đó, nhúng vải vào dung dịch Mercerizing để vải bền và bóng hơn.
Bước 4: Nhuộm vải và in.
Tùy theo nhu cầu tiêu dùng mà sẽ đem vải đi nhuộm màu và in hình.
Bước 5: Kiểm tra và xử lý vải sau khi nhuộm.
Sau cùng, kiểm tra màu vải sau khi nhuộm đã đạt tiêu chuẩn rồi mới xuất hàng. Ngoài ra, quy trình nhuộm có thể sẽ có thêm một số chất cho vải như kháng khuẩn, chống cháy, chống thấm… rồi đem vải đi tiêu thụ trên thị trường.
III. Các loại vải thô thường dùng hiện nay
1. Vải mộc thô
Đây là loại vải nguyên chất, không pha thêm bất kỳ hóa chất nào khác nên sẽ có phần hơi cứng. Loại vải này thường được sử dụng để sản xuất túi giày, áo sơ mi, bọc ghế sofa… Có 2 loại là thô dày và thô mỏng dựa vào mật độ dệt và độ lớn của chi số sợi của từng loại vải.
2. Vải lụa thô
Vải lụa thô được sản xuất từ vỏ trong kén của con tằm. Loại vải này có đặc điểm là thoáng mát, mềm mại và thấm mồ hôi tốt. Vải lụa thô thường được dùng để sản xuất trang phục may mặc, giúp tôn lên vẻ đẹp tinh tế, dịu dàng và thanh lịch của người mặc. Có thể tham khảo thêm tại đây. Hoặc tại đây.
IV. Ưu và nhược điểm của vải thô
Việc đầu tiên cần lưu ý phân biệt giữa vải thô và vải bố. Vải thô sẽ mềm và mỏng hơn vải bố. Chi tiết về vải bố có thể tham khảo thêm tại đây.
1. Ưu điểm của vải thô
- Mềm mại, nhẹ nhàng, thoáng mát: Vải có độ mềm nhất định cùng khả năng thấm hút tốt, đặc biệt đối với chất liệu thô lụa. Vì vậy, loại vải này đem lại cho người dùng cảm giác thoải mái khi sử dụng.
- Độ bền cao: Vải thô có độ bền khá cao nhờ vào độ cứng và dày của vải.
- Thân thiện, bảo vệ môi trường – an toàn khi sử dụng: Hầu hết các loại vải thiên nhiên đều an toàn cho người sử dụng, kể cả người dễ bị kích ứng.
- Dễ nhuộm màu: Vải có bản chất “ăn” màu tốt, nên dễ dàng tạo ra những sản phẩm có màu sắc và kiểu dáng độc đáo. Ngoài ra, độ bền màu của vải khá cao.
2. Nhược điểm của vải thô
- Hơi dày và cứng: Để khắc phục nhược điểm này, nhà sản xuất đã kết hợp vải với các nhiên liệu khác để vải trông mềm mại hơn.
- Dễ bị nhăn khi giặt.
- Chịu bền màu ánh sáng yếu do nhuộm bằng thuốc nhuộm hoạt tính có độ bền ánh sáng kém.
V. Cách chọn vải thô chất lượng
Vải thô tốt, hàng chất lượng và đẹp cần đáp ứng nhiều tiêu chuẩn. Sau đây là một số cách kiểm tra vải thô:
- Kiểm tra độ cứng và nhăn của vải bằng việc dùng tay vò miếng vải. Nếu vải quá cứng sẽ gây ra tiếng sột soạt to khi vò.
- Kiểm tra độ co dãn của vải bằng việc kéo vải ra nhiều chiều. Việc này giúp bạn thấy rõ những lỗi nhỏ của sản phẩm mà bình thường không thấy được..
- Dùng tay sờ vào bề mặt vải để kiểm tra độ mát và mịn của vải. Nếu tay cảm nhận được độ mát mẻ và mềm mịn từ vải thì đó là 1 mảnh vải thô tốt.
VI. Ứng dụng của vải thô trong cuộc sống
1. Sản xuất đồ may mặc
Vải thô được sử dụng nhiều nhất là sản xuất trang phục quần áo. Bởi độ cứng của vải thô sẽ giúp giữ form áo, quần rất tốt.
Ngoài ra, vải thô với khả năng thấm hút tốt cùng với các tính năng khác cũng phù hợp để may váy, áo cho cả người lớn và trẻ em, đồng phục cho học sinh, sinh viên, dân công sở.
2. Các loại túi
Vải thô là chất liệu quen thuộc để sản xuất các loại túi đựng có kích thước nhỏ như túi đựng kính, túi đựng điện thoại…
3. Các vật dụng trang trí nhà cửa
Ngoài làm trang phục, vải thô còn được dùng để làm các vật dụng trong gia đình như vỏ bọc gối, ga giường, ghế sofa, rèm cửa…
Ngoài vải thô, họ còn dùng vải bố để trang trí nhà cửa. Vải bố cũng có một số tính chất tương đồng dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về cách gọi tên và nhận biết.
VII. Hướng dẫn cách bảo quản và vệ sinh vải thô
Nếu quần áo bị bám bụi bẩn, hãy sử dụng bột giặt có ít thuốc tẩy kết hợp với thao tác vò nhẹ để loại bỏ bụi bẩn. Khi phơi cần giũ thẳng quần áo hoặc giặt ở chế độ không vắt sẽ giúp vải thẳng hơn. Phơi vải ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Đối với các sản phẩm như bọc ghế sofa thì có thể dùng máy hút bụi để loại bỏ bụi bẩn. Trường hợp không có máy hút bụi thì dùng khăn ấm trải trên bề mặt sản phẩm rồi dùng gậy đập để hút hết bụi bẩn có trên bề mặt.
Đối với các vết bẩn bị bút mực dính, có thể dùng cồn 90 độ đổ lên và dùng giấy mềm thấm lên bề mặt để cả cồn và mực thấm sang bề mặt giấy.
VIII. Cách lựa chọn vải thô chất lượng
Vải thô đúng chuẩn, đẹp là vải có bề mặt khá mịn và mát, khi mặc mang lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Vì vậy, lựa chọn vải thô đúng chuẩn chất lượng là yếu tố rất quan trọng.
Thương hiệu Vải Nghĩa là đơn vị trực thuộc công ty Công ty TNHH PT TM Hưng Vượng, chuyên sản xuất, phân phối, kinh doanh các loại vải thun đa dạng đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngoài ra, Vải Nghĩa còn nhận sản xuất các sản phẩm vải theo đúng mẫu mã, quy cách, màu sắc theo yêu cầu riêng của khách hàng.
Nếu Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào về vải thô, để được cung cấp thông tin nhanh nhất hoặc có thể liên hệ trực tiếp tới Hotline: 0984 619 453 để được hỗ trợ giải đáp kịp thời.
CÔNG TY TNHH ĐT TM PT SX HƯNG VƯỢNG
Địa chỉ: 119/97, đường TTN17, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0903888514
Email: phamducnghia3@gmail.com