Vải chân cua là loại vải gì? Một số lưu ý cần biết

Vải chân cua

Vải chân cua là gì? Cùng tìm hiểu về vải chân cua, ưu, nhược điểm, ứng dụng của nó trong đời sống hằng ngày và lưu ý khi sử dụng loại vải này.

Trong số những loại vải đang được bày bán trên thị trường, cái tên vải chân cua có lẽ vẫn còn khá xa lạ với nhiều người. Vậy vải chân cua là gì? Đặc điểm của nó như thế nào? Trong bài viết sau đây, Vải Nghĩa sẽ giải đáp cho bạn tất cả những thắc mắc ấy.

Vải chân cua

Vải chân cua

I. Vải chân cua là gì

Vải chân cua hay còn được gọi là vải da cá hoặc vải French Terry Fabric được làm từ máy dệt  kim một dàn. Thường là kim 3 gót hoặc bốn gót. Vì vậy thành phẩm của nó bao gồm 2 lớp ngoài và trong khác nhau. Lớp ngoài thường sẽ được dệt mịn và khít, tùy vào độ to nhỏ mà sẽ được phân loại thành vải da cá vòng tròn nhỏ hoặc vải chân cua vòng tròn to.

Tùy thuộc vào yêu cầu mà có thể dệt hai loại hoặc ba loại sợi. Nếu dệt hai loại và không có sợi spandex thì người ta thường lót một lớp poly 75 làm lớp đệm liên kết giữa mặt ngoài và mặt trong.

Loại vải này khi đã được xử lý qua một công đoạn cào hay đánh bóng sợi vải bên trong sẽ tạo thành từng sợi chỉ nhỏ, xù và rối lên cho ra thành phẩm vải chân cua. Trong quá trình thực hiện đánh bóng, một phần gốc trong sợi vải sẽ dính liền lại với lớp nền, tạo ra lớp bông, đồng thời, phần còn lại sẽ bị đứt, rớt ra hoặc sót lại trên phần bông vải.

Tùy thuộc vào mức độ cào mạnh hay nhẹ sẽ cho ra nhiều sợi nỉ dày và liên kết với mặt vải nền, do đó số chỉ rơi ra và dính sót lại sẽ được hạn chế.

Máy cào bông
Máy cào

II. Nguồn gốc xuất xứ và quá trình phát triển vải da cá

Vải chân cua được biết đến từ năm 1990 và qua một thời gian phát triển, cải tiến, nó đã được sử dụng cho tới tận ngày nay. Ban đầu nó chỉ xuất hiện phổ biến tại các nước Châu Âu, nhưng sau một thời gian được ứng dụng để may đồ cho trẻ em, dần dần nó được đón nhận ở các quốc gia Châu Á.

Vải da cá được sử dụng phổ biến để may thành những sản phẩm khác nhau nhằm đáp ứng đa dạng các nhu cầu của con người như:

  • Quần áo.
  • Chăn.
  • Đồ handmade.
  • Vỏ bọc ghế.
  • Thảm.
  • Khăn choàng cổ.
  • Bao tay.

Bên cạnh đó, nó còn được sử dụng thường xuyên cho các trang phục chuyên dụng như: áo lớp bên trong của phi hành gia, đồ lặn ở độ sâu lớn hoặc đồ leo núi….

III. Đặc tính của vải chân cua

  • Vải chân cua có hình dạng giống như lớp vảy cá, loại vải này được dệt theo một cách đặc biệt. Cũng do đặc điểm này mà vải chân cua có khả năng thoát mồ hôi rất tốt, vải chân cua 100% cotton thường có kết cấu khá dày dặn, cảm nhận được rõ khi sờ vào, tùy vào chất lượng dệt vải mà độ mịn trên bề mặt vải sẽ khác nhau.
  • Loại vải này có độ bền và ma sát tốt, thêm đặc tính chống nhăn, chống dão và xù vải trong quá trình sử dụng. Giống như các loại chất liệu thun cotton khác trên thị trường, làm bằng chất liệu thun với khả năng đàn hồi tốt, co giãn thoải mái. Do đó, loại vải này được sử dụng rất phổ biến trong ngành thời trang dành cho cả nam và nữ.
  • Thành phần chủ yếu có trong chất liệu vải thun da cá bao gồm: cotton và spandex với tỉ lệ khác nhau tùy theo loại vải. Vải chân cua cotton 100% hay chính là vải loại I thường được pha thêm khoảng 5% spandex để đảm bảo sao cho độ bền bỉ và cân bằng vải tốt.
    Vải fleece
    Vải nỉ

IV. Đánh giá dòng vải chân cua hiện nay

1.  Ưu điểm

  • Vải chân cua có độ bền ma sát tốt, chống nhăn, xù trong quá trình sử dụng, vải có khả năng đàn hồi cao, độ co giãn thoải mái, đa dạng về màu sắc, kiểu dáng. Bởi vậy, nó được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực thời trang may mặc.
  • Vải chân cua được nhiều người ưa chuộng bởi tính đa dạng, phong phú từ kiểu dáng cho đến màu sắc. Chất liệu vải này luôn được thiết kế với các mẫu mã, họa tiết khác nhau giúp cho người dùng có nhiều sự lựa chọn mới mẻ hơn để làm phong phú thêm cho bộ sưu tập thời trang của mình.

2. Nhược điểm

Bất cứ loại vải nào cũng đều có ưu và nhược điểm của riêng nó, vải chân cua vì vậy cũng không phải là ngoại lệ. Nhược điểm của chất liệu vải chân cua chính là nhanh bẩn, và khi đã bẩn thì cần mang giặt ngay lập tức vì nếu chỉ lau bằng khăn bình thường sẽ không thể nào sạch được.

Vải fleace 3 cọng
Vải fleece 3 cọng

V. Vải cotton chân cua có ứng dụng như thế nào

Vải chân cua được sử dụng phổ biến nhất trong ngành may mặc, trang phục hiện nay.

  • Bạn có thể dễ dàng bắt gặp mọi người với những bộ đồ thể thao được may bằng vải chân cua khi tập gym, yoga và đi chơi dạo phố hoặc thậm chí là mặc ở nhà. Vì vậy, giá thành của những mẫu đồ thể thao rất rẻ và đa dạng các mẫu mã, kiểu dáng.
  • Trong lĩnh vực nội thất cũng có rất nhiều đồ đạc nội thất được làm từ vải nỉ da cá như: bọc ghế, bọc loa, bọc sofa… giúp người sử dụng giảm đau lưng và nhức mỏi sau khi dùng. Bên cạnh đó, khi sử dụng chất liệu vải này khách hàng cũng có thể yên tâm rằng sẽ có nhiều lựa chọn khác nhau về kiểu dáng và màu sắc để phù hợp với không gian sống của mình.
  • Vải chân cua có thể dùng để làm đồ handmade như may gối, vật dụng trang trí nhà, sản xuất chăn gối cho mùa đông…
  • Vải nỉ chân cua Cotton cũng được tận dụng khá nhiều trong lĩnh vực may mặc. Chất liệu vải chân cua có thể được dùng để may thành đồ mặc cho cả nam lẫn nữ và cho mọi độ tuổi khác nhau. Cụ thể có thể kể tới như may đồ thể thao và áo khoác.
    Vải nỉ da cá
    Vải nỉ da cá

VI. Những lưu ý cần phải biết khi biết sử dụng vải chân cua

Việc vệ sinh và bảo quản chất liệu vải chân cua sẽ rất dễ dàng nếu như bạn biết cách bảo quản để giữ được độ mới cho vải. Sau đây chính là một số gợi ý hữu ích giúp cho bạn bảo quản vải chân cua đúng cách và dễ dàng:

Vải da cá 2 cọng
Vải da cá 2 cọng
  • Phân loại từng loại vải.
  • Ngâm sản phẩm trong nước từ 20 – 30 phút và pha nước loãng tùy theo độ bẩn của sản phẩm.
  • Trong quá trình giặt lưu ý không nên vò mạnh vải.
  • Để sản phẩm luôn có mùi thơm nên sử dụng nước xả vải.
  • Không nên cuộn hoặc vắt mạnh sản phẩm.
  • Không nên ủi, do việc này có thể khiến cho sản phẩm bị xuống cấp và không còn giữ được chất lượng ban đầu.
  • Không nên phơi vải trong thời tiết nắng gắt.
  • Chỉ bằng một chiếc kéo nhỏ, cắt bớt đoạn chỉ thừa bạn sẽ có một sản phẩm y nguyên như mới.

Trên đây toàn bộ những thông tin về vải thun chân cua cùng những đặc tính của nó mà Vải Nghĩa đã tổng hợp và thu thập được cho bạn. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ có ích cho bạn.

Cty Hưng vượng chuyên sản xuất và cung cấp vải thun cao cấp

Vải thun cao cấp của vải nghĩa đáp ứng được nhiều tiêu chí cao.

Vải thun cao cấp có độ bền màu cao, bền ma sát cấp 3-4, bền giặt cấp 4-5, bền ánh sáng cấp 3-4, bền mồ hôi…

Ngoài ra, vải thun cao cấp của vải nghĩa còn có các tính năng như thấm hút mồ hôi, thoáng khí, giặt mau khô, chống nhàu, kháng khuẩn, kháng tia UVF 40+.

Trong trường hợp bạn đang có nhu cầu muốn đặt mua chất liệu vải thun chân cua. Bạn có thể gọi điện tới số 0984 619 453 hoặc truy cập vào website vainghia.vn để được báo giá và hỗ trợ nhanh chóng.

Ngoài ra, bạn có thể ghé tới cơ sở của Vải Nghĩa tại địa chỉ 119/97, đường TTN17, P. Tân Thới Nhất, Quận 12, TP.HCM.

One thought on “Vải chân cua là loại vải gì? Một số lưu ý cần biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!