Vải viscose là gì? Ưu – nhược điểm và ứng dụng của vải Viscose

Vải thun Viscose

Vải Viscose là loại vải thông dụng trên thị trường hiện nay. Vậy Viscose là gì? Nguồn gốc ra đời, quy trình sản xuất và các ưu, nhược điểm của vải.

Vải Viscose (hay có thể gọi là vải visco) được ứng dụng rộng rãi trong ngành thời trang và thường được dùng để thay thế cho vải Cotton hoặc Polyester. Vậy vải Viscose là gì? Vải Viscose có những đặc điểm nổi bật gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng sản phẩm từ vải Viscose? Hãy cùng Vải Nghĩa tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

Vải viscose
Vải viscose

I. Vải Viscose là gì

Viscose (rayon) là loại vải tơ bán tổng hợp được làm từ các sợi cellulose tái sinh của thực vật như đậu nành, tre, nứa, mía… Loại vải này có cấu trúc tương tự như vải cotton với các đặc tính nổi bật như mềm, thoáng mát, thường được ứng dụng trong may mặc như quần áo, váy.

Vải thun viscose
Vải viscose

II. Nguồn gốc ra đời của vải Viscose

Viscose rayon có nguồn gốc từ Châu Âu. Vật liệu này được phát minh bởi nhà khoa học và nhà công nghiệp người Pháp Hilaire de Chardonnet, sau đó được phát triển thành một chất liệu thay thế thương mại cho tơ tằm.

Quy trình sản xuất viscose lần đầu tiên được cấp bằng sáng chế vào năm 1892 bởi các nhà khoa học người Anh Charles Frederick Cross, Edward John Bevan và Clayton Beadle. Đến năm 1905, viscose rayon thương mại đầu tiên đã có mặt trên thị trường.

III. Quy trình sản xuất ra vải Viscose

Máy nhuộm vải viscose
Máy nhuộm vải viscose

Để sản xuất sợi Viscose, trước tiên người ta sẽ xay nhuyễn cellulose và sau đó hòa tan trong dung dịch natri hydroxide để tạo thành cellulose kiềm. Tiếp theo, cellulose kiềm được xử lý với carbon disulfide để tạo thành cellulose paraxanthine.

Sau đó, sợi Rayon được kéo qua bể chứa dung dịch axit khoáng như axit sulfuric, trong quá trình này nhóm xanthate sẽ phân hủy để tạo cellulose và giải phóng axit thiocarbonyl. Các xơ được kéo ra có độ dài như các filamin. Sau đó, được phay ngắn và đánh bông tương tự quá trình kéo sợi cotton. Cuối cùng, sợi Viscose được tạo ra và đem đi dệt thành các mảnh vải khổ lớn để sử dụng.

IV. Ưu điểm và nhược điểm của vải Viscose

1. Ưu điểm của vải Viscose

Viscose sở hữu nhiều ưu điểm, cụ thể như:

  • Giá thành khá rẻ nên được coi là chất liệu thay thế hoàn hảo cho các loại vải lụa.
  • Có khả năng thoáng khí cao không thua kém gì các chất liệu cotton.
  • Có tính linh hoạt và khả năng pha trộn với nhiều sợi làm giảm việc tạo độ bóng, mềm…
  • Chất liệu này có khả năng chống axit vừa phải.
  • Chất liệu vải nhẹ hơn và không tích điện trong quá trình sử dụng, mang đến cảm giác thoải mái nhất cho người dùng.
  • Sợi được tạo ra trong quá trình thủy phân và oxy hóa khử nên rất sạch, ăn màu tốt. Nên chi phí nhuộm khá rẻ và ít tốn hóa chất với độ ăn màu cao.

2. Nhược điểm của vải Viscose

  • Việc sản xuất vải đã làm cho diện tích rừng tự nhiên trên thế giới giảm nhanh chóng do việc sử dụng rộng rãi nguyên liệu dạng sợi. Một ước tính cho thấy rằng khoảng 30% sản lượng Visco trên thế giới là do rừng lâu năm cổ thụ bị tàn phá.
  • Vải Viscose rất dễ bị giãn và không thể quay lại trạng thái lúc ban đầu.
  • Vải có độ bền kém, đặt biệt là khi bị ướt.
  • Viscose rất dễ cháy và khả năng chống mài mòn kém.
  • Việc làm sạch vật liệu này cũng rất khó, vì hầu hết các sản phẩm viscose đều yêu cầu giặt khô.

V. Cách phân biệt các loại vải Viscose

Vải viscose thông dụng
Vải viscose

1. Vải Viscose thông thường

Loại vải này có số lượng lớn nhất trên thị trường, được ứng dụng phổ biến để làm quần áo và các đồ dùng nội thất trong nhà. Tuy nhiên, loại vải này thường dễ bị co lại khi ướt. Để vải có tuổi thọ sử dụng cao thì phải bảo quản bằng phương pháp giặt khô.

2. HWM Rayon

Nhiên liệu này có khả năng hấp thụ độ ẩm cao. Ngoài ra, việc vệ sinh sản phẩm làm từ nhiên liệu này cũng dễ dàng và có thể giặt bằng máy hoặc bằng tay.

3. Vải Rayon có độ bền cao

Chất liệu này thường được dùng để sản xuất lốp xe và các sản phẩm dệt may. Rayon có ưu điểm là độ bền và độ chịu lực cao, có khả năng chịu ẩm tốt.

VI. Ứng dụng vải Viscose trong đời sống thường ngày

Váy may bằng vải Viscose
Váy may bằng vải Viscose

1. Sử dụng trong hàng dệt may

Đây là ứng dụng phổ biến của loại vải này. Chất liệu này thường được sử dụng để làm quần áo, sơ mi, váy, áo khoác, đồ trượt tuyết… Bên cạnh đó, vải Viscose cong được dùng để làm rèm cửa hoặc khăn trải giường.

Cổ dệt chữ
Bo cổ dệt chữ xem thêm tại đây

2. Các ứng dụng khác

Viscose còn được dùng để làm vỏ bọc xúc xích, giấy bóng kính…

VII. Hướng dẫn vệ sinh và cách bảo quản vải Viscose

Đối với trang phục làm từ vải thun viscose, nên giặt tay và sử dụng nước lạnh, đặc biệt trong quá trình giặt, tránh làm nhăn, quăn bề mặt vải.

Sau khi giặt, vắt bằng chế độ trung bình, treo lên móc và để sản phẩm khô tự nhiên. Nếu giặt máy nên chọn chế độ vắt nhẹ nhàng nhất.

Ngoài ra, nên giặt các loại visco với các chất tẩy rửa nhẹ, dịu và tránh các chất tẩy rửa mạnh vì có thể làm hỏng độ bền và cấu trúc của vải.

VIII. Đơn vị cung cấp vải Viscose chất lượng

Lựa chọn đơn vị cung cấp vải Viscose chất lượng giúp mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt và có độ bền cao.

Áo sơ mi nam
Áo sơ mi nam

Thương hiệu Vải Nghĩa là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm vải đa dạng nhằm đáp ứng hầu hết nhu cầu khách hàng. Vải Nghĩa thuộc về Công ty TNHH PT TM Hưng Vượng, là công ty có quy mô sản xuất lớn với công nghệ hiện đại, hệ thống nhà xưởng rộng, dây chuyền, máy móc đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Chuyên sản xuất và cung cấp các loại vải thun cao cấp

Nếu quý khách hàng có nhu cầu mua vải Viscose, có thể liên hệ tới Vải Nghĩa qua Hotline: 0984.619.453

CÔNG TY TNHH ĐT TM PT SX HƯNG VƯỢNG


Địa chỉ: 119/97, đường TTN17, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0903888514
Email: phamducnghia3@gmail.com
Website: https://vainghia.vn/

One thought on “Vải viscose là gì? Ưu – nhược điểm và ứng dụng của vải Viscose

  1. zoritoler imol says:

    Good post. I learn one thing more difficult on totally different blogs everyday. It’ll at all times be stimulating to read content from different writers and observe just a little something from their store. I’d desire to use some with the content material on my weblog whether you don’t mind. Natually I’ll provide you with a link on your web blog. Thanks for sharing.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!